Hà Nội: Chùa Long Hưng khai giảng khóa thiền Vipassana trực tuyến lần thứ 3

Các học viên tham dự khóa thiền Vipassana tại chùa Long Hưng
Các học viên tham dự khóa thiền Vipassana tại chùa Long Hưng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vào lúc 20 giờ, ngày 3-12, tổ đình Vĩnh Nghiêm - chùa Long Hưng (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) đã tổ chức lễ khai giảng khóa thiền Vipassana trực tuyến miễn phí lần thứ 3 cho hơn 120 học viên trong và ngoài nước tham dự.

Tham dự buổi lễ khai giảng có Đại đức Thích Quảng Lâm, Phó trụ trì chùa Long Hưng; Đại đức Thích Nguyên Tú, Giáo thọ sư, người hướng dẫn trực tiếp lớp thiền và các học viên.

Tại buổi lễ khai giảng, Đại đức Thích Quảng Lâm cho biết hoằng pháp trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bằng việc mở ra các lớp học trực tuyến như: giáo lý cơ bản, tu học công hạnh Bồ-tát Quán Thế Âm, tịnh độ, giảng giải kinh Dược sư và đặc biệt là mở ra các lớp hướng dẫn thiền Vipassana... phù hợp với thực tế hiện nay.

Đại đức hy vọng những lớp học Phật pháp này sẽ giúp các học viên thấy rõ lợi ích của việc tìm hiểu và thực hành chánh pháp, từ đó giảm bớt lo lắng, hoang mang không đáng có, xây dựng một đời sống tinh thần an trú và hạnh phúc hơn.

Các học viên tham dự khóa thiền trên nền tảng trực tuyến zoom

Các học viên tham dự khóa thiền trên nền tảng trực tuyến zoom

Được biết, các học viên lớp thiền Vipassana khóa III sẽ cùng nhau thực hành thiền trên nền tảng trực tuyến zoom vào mỗi sáng thứ Bảy vào khung giờ từ 5 giờ 30 đến 7 giờ. Các học viên sẽ được học thiền lý và thiền tập, cuối buổi sẽ là phần giải đáp các thắc mắc... Đồng thời, lớp sẽ được thiền tập vào 5 giờ 30 - 6 giờ sáng thứ Ba và thứ Bảy hàng tuần.

Lớp học được diễn ra trong vòng 3 tháng gồm 12 buổi học, nhằm giúp tất cả các học viên nắm rõ những yếu tố cốt lõi cũng như thực hành tốt thiền Vipassana cơ bản.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày