Hà Nội: Chùa Tân Hải tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn

Lễ kỷ niệm ngày Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn, tại chùa Tân Hải
Lễ kỷ niệm ngày Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn, tại chùa Tân Hải
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tối 24-3 (15-2-Giáp Thìn), tại chùa Tân Hải (Làng Phương Ngoại, xã Trung Châu, H.Đan Phượng) diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn.
Đạo tràng trước tôn tượng nhập Niết-bàn

Đạo tràng trước tôn tượng nhập Niết-bàn

Theo lịch sử ghi chép lại, vào ngày rằm tháng 2 năm 544 trước công nguyên, giữa rừng cây Sa-la song thọ, bên bờ sông Hiranyavati thuộc Kushinagar, Đức Phật nằm nghiêng về bên phải, chân trái áp lên chân phải, trong tư thế chính niệm, Đức Phật nhập thiền định và vô dư Niết-bàn. Khi đó, Ngài vừa tròn 80 tuổi.

Kỷ niệm sự kiện này, đạo tràng chùa Tân Hải đã trang nghiêm thành kính tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn.

Đại đức Thích Quảng Hiếu nêu lịch sử cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Thế Tôn

Đại đức Thích Quảng Hiếu nêu lịch sử cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Thế Tôn

Đại đức Thích Quảng Hiếu, Trưởng ban Tổ chức cho biết chùa tổ chức sự kiện này nhằm giúp các Phật tử trong đạo tràng có cơ hội ôn lại lịch sử cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật. Đồng thời, cũng là dịp để đạo tràng cùng học hỏi những giá trị đạo đức sáng ngời, những triết lý bất diệt, phương pháp và con đường hướng đến giác ngộ, giải thoát khổ đau mà Ngài đã để lại.

Dịp này, Ban Văn nghệ chùa Tân Hải có nhiều tiết mục tái hiện lại thời khắc xúc động trước khi Đức Phật nhập Niết-bàn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?

Thông tin hàng ngày