Hỗ trợ sưu tầm các bản thảo Phật giáo Gandhari cổ đại cho Pakistan

Quang cảnh buổi ký kết
Quang cảnh buổi ký kết
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Một bộ sưu tập lớn bao gồm các bản thảo Phật giáo 2.000 năm tuổi được viết bằng mẫu tự Gandhari và Kharoshthi đã được tặng cho Bảo tàng Islamabad tại Pakistan.

Khyentse Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi vị Lạt-ma, nhà làm phim, đồng thời là tác giả nổi tiếng người Bhutan Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, tổ chức phi lợi nhuận Khyentse vừa qua đã thông báo rằng một bộ sưu tập lớn bao gồm các bản thảo Phật giáo 2.000 năm tuổi được viết bằng mẫu tự Gandhari và Kharoshthi đã được tặng cho Bảo tàng Islamabad tại Pakistan.

Theo ước tính, có khoảng 50 - 60 cuộn vỏ cây bạch dương và các cuộn kinh văn Phật giáo đại diện cho bộ sưu tập lớn nhất được phát hiện cho đến ngày nay. Ngoài ra, dựa trên các phân tích cổ sinh vật học sơ bộ và niên đại carbon phóng xạ của các bản thảo, chúng được cho là có niên đại từ thế kỷ I trước Tây lịch đến thế kỷ II sau Tây lịch.

“Bộ sưu tập lưu giữ rất nhiều loại văn bản minh chứng cho nền văn học Phật giáo phong phú của Gandhara, một khu vực thuộc miền Bắc của Pakistan và miền Đông của Afghanistan ngày nay”, tổ chức Khyentse cho biết.

Quỹ Khyentse được thành lập bởi Dzongsar Khyentse Rinpoche vào năm 2001 với mục đích truyền bá giáo lý của Đức Phật và hỗ trợ tất cả các truyền thống nghiên cứu thực hành Phật giáo. Hoạt động của quỹ bao gồm các dự án dịch thuật và bảo tồn các bản kinh văn quan trọng, hỗ trợ cho các trường và tu viện Phật giáo ở châu Á, các chương trình học bổng và giải thưởng trên toàn thế giới, phát triển nghiên cứu Phật giáo tại các trường đại học lớn, đào tạo và phát triển các giảng viên Phật giáo, và phát triển các phương thức giáo dục mới mẻ lấy cảm hứng từ Phật pháp dành cho trẻ em.

“Trên thực tế, bộ sưu tập bản thảo Gandhari của Bảo tàng Islamabad là một trong số những bộ sưu tập đã xuất hiện từ đầu những năm 1990. Những bản thảo khác đều có nguồn gốc từ Pakistan hoặc Afghanistan và đã tìm được đường vào thị trường đồ cổ, một vài trong số đó được trao tặng cho các tổ chức cộng đồng lớn như thư viện Anh và tồn tại trong các bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu, Nhật Bản, Pakistan và Hoa Kỳ”, tổ chức Khyentse nhận xét.

Với sự hỗ trợ của quỹ Khyentse, khoản đóng góp đã được tiến hành trao tặng cho Bảo tàng Islamabad theo thỏa thuận giữa Cục Khảo cổ, Bảo tàng Pakistan và Đại học Sydney cùng với sự hỗ trợ của Cao ủy Úc tại Islamabad và Cao ủy Pakistan tại Canbera.

“Bộ sưu tập của Bảo tàng Islamabad đặc biệt ở chỗ nó đã tìm thấy một ngôi nhà cố định trong một tổ chức cộng đồng lớn ở Pakistan. Thỏa thuận này tạo tiền đề cho việc đảo ngược những kịch bản cũ trước kia, trong đó những cổ vật như vậy được đưa ra khỏi khu vực như một phần của hoạt động buôn bán đồ cổ, dẫn đến sự mất mát lớn về di sản văn hóa cho Pakistan và Afghanistan”, Tổ chức Khyentse giải thích thêm.

“Những bản thảo mới này thực sự vô giá đối với việc nghiên cứu về sự phát triển của tư tưởng Phật giáo ở Nam Á, sự truyền bá Phật giáo sang Trung Quốc và lịch sử Phật giáo ở vùng Gandhara cổ đại. Các tài liệu này cũng là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi về mặt ngôn ngữ và văn học Phật giáo; bởi chúng có thể cung cấp các ví dụ về các văn bản chưa được biết đến trước đây và các bản sao đầu tiên của các bản kinh văn đã được biết đến bằng các ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán cổ”, Đại học Sydney chia sẻ thêm.

Theo thỏa thuận, bộ sưu tập các bản thảo sẽ được bảo tồn, phân tích, số hóa và xuất bản bởi dự án bản thảo Gandhari, đây là một nhóm học giả quốc tế do Giáo sư Mark Allon của Đại học Sydney đứng đầu. Nhóm bao gồm các chuyên gia về văn học Phật giáo, ngôn ngữ, lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ học, văn bia thuộc về thời Gandhara cổ đại, cũng như quản trị bảo tàng và giám tuyển.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa tỉnh bàn theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày