Không cúng hương thay bằng cúng nước được không?

Trong nghi lễ truyền thống, hương là một trong sáu lễ phẩm căn bản của lục cúng - Ảnh minh họa
Trong nghi lễ truyền thống, hương là một trong sáu lễ phẩm căn bản của lục cúng - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO -Tôi là Phật tử, có chút hiểu biết Phật pháp. Hiện tôi được biết trong khói hương dâng cúng Tam bảo hàng ngày có nhiều chất độc hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Tôi cảm thấy không được yên tâm nên đã gắng thuyết phục gia đình hạn chế tối đa việc thắp hương, chỉ thắp một vài cây hương vào những ngày lễ chính mà thôi, hàng ngày chỉ dâng nước cúng Phật và gia tiên.

Hiện gia đình tôi đã đồng ý với phương án này nhưng vẫn còn chút băn khoăn. Mong nhận được hướng dẫn và sẻ chia của quý Báo.

(AN NHIÊN, annhien…@gmail.com)

Bạn An Nhiên thân mến!

Hiện trên thị trường có khá nhiều sản phẩm hương đốt kém chất lượng, tẩm hóa chất tạo mùi thơm gây độc hại khôn lường cho người sử dụng. Nếu đốt hương với số lượng nhiều, trong không gian chật hẹp mà đông người thì tác hại đối với sức khỏe càng lớn. Vì thế đã có một số chùa và tư gia đã bàn đến hoặc thực hiện việc thay thế lễ phẩm hương đốt bằng các lễ phẩm khác.

Người Việt từ lâu đời có phong tục đốt hương dâng cúng Phật, trời, thần thánh, tổ tiên, ông bà. Các lễ phẩm dâng cúng dù giản tiện, đơn sơ đến mấy cũng không thể thiếu hương, có khi chỉ thắp một cây hương thôi cũng đủ để cho người tự tin mà cầu xin, khấn nguyện. Khói hương như là phương tiện kết nối những tâm thành với tổ tiên cùng các đấng thiêng liêng.

Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ phẩm căn bản của lục cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Người con Phật dâng hương “nguyện đem lòng thành kính gửi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương cúng dường ngôi Tam bảo”. Người đệ tử Phật cúng hương, nguyện đem hương giới, hương định, hương tuệ, hương giải thoát và hương giải thoát tri kiến kết thành mây lành năm sắc biến khắp pháp giới để cúng dường chư Phật trong mười phương ba đời.

Cần biết rằng, cúng hương, đốt hương, dâng hương (hương trầm dạng bột, viên, thỏi, cây, cuộn…) lên Tam bảo là một nét đẹp truyền thống của Phật giáo được duy trì từ thời Thế Tôn còn tại thế cho đến tận ngày nay. Truyền thống dâng hương cúng dường Tam bảo của Phật giáo cùng với phong tục thắp hương dâng cúng ông bà tổ tiên hàng ngày của người Việt đã hòa quyện thành nét văn hóa tâm linh Việt đặc thù. Nên nơi nào có “lư hương - bát nước” thì ngay đó đã gần như đầy đủ cả thế giới tâm linh Phật, trời, thần thánh, tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vì thế, thắp ba cây hương trượng trưng cho ba ngôi Tam bảo là một biểu tượng tâm linh và văn hóa rất đặc thù mà bất cứ người con Phật nào cũng phải quyết tâm gìn giữ. Việc gia đình bạn hạn chế thắp hương vì sợ độc hại, thay thế bằng cúng nước cũng không có trở ngại gì. Bởi cúng dường là tùy tâm, tâm thành thì Phật chứng. Tuy nhiên, hạn chế thắp hương vì độc hại là giải pháp có tính tạm thời. Không thể vì sự làm ăn gian dối, chạy theo lợi nhuận của một số người làm hương độc hại mà chúng ta quay lưng hoặc xa lánh với nén hương, biểu tượng văn hóa tâm linh thiêng liêng ngàn đời của đạo pháp và dân tộc.

Nhận thức được điều này, hiện đã có khá nhiều nhà sản xuất hương đốt đã quyết tâm xây dựng các thương hiệu hương trầm “sạch” với nguyên liệu thiên nhiên, không hóa chất để phát hành rộng rãi. Bạn nên tìm mua những sản phẩm tinh khiết này để cúng Phật, tổ tiên.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày