Kinh nào Đức Phật cho phép ăn tam tịnh nhục?

Chư Tăng Nam truyền khất thực và dùng một ngày một bữa - Ảnh chỉ mang tính minh họa
Chư Tăng Nam truyền khất thực và dùng một ngày một bữa - Ảnh chỉ mang tính minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GN - Xin hỏi, trong kinh nào Đức Phật cho phép ăn tam tịnh nhục?

(NGỌC HÙNG, ngochung...@yahoo.com.vn)

Bạn Ngọc Hùng thân mến!

Kinh Jivaka (kinh Trung bộ, số 55), Đức Phật dạy: “Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng”.

Kinh Àmagandha (kinh Hôi thối, kinh Tập, Tiểu bộ I) ghi lời Phật Kassapa dạy về việc “Ăn thịt không phải thối”. Theo kinh văn, đồ ăn hôi thối (àmagandha) không phải là cá thịt mà chính là sự ô uế của thân tâm. Chính sự cấu uế này đã hủy hoại đạo đức của một người chứ không phải vì ăn thịt cá:

“Sát sanh và hành hình

Ðả thương và bắt trói

Trộm cắp và nói láo

Man trá và lừa đảo

Giả bộ kẻ học thức

Ði lại với vợ người

Ðây là đồ ăn thối

Ăn thịt không phải thối”.

Kinh Àmagandha đã cho thấy rằng ăn thịt không phải là vấn đề; chuyển hóa và vun bồi thiện nghiệp mới thực sự quan trọng.

Chúc tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày