Lễ hội Ẩm thực chay: Phong vị Huế - Nghệ hòa trộn!

GNO - Lễ hội “Ẩm thực chay” trong Tuần Văn hóa Phật giáo Nghệ An đã chính thức được khai mạc. Các món chay được bày biện hết sức đẹp mắt và ngon miệng.

Đây là sự kết hợp hài hòa giữa món chay xứ Nghệ với món chay xứ Huế đã khơi nguồn cảm hứng bất tận đối với các chuyên gia nấu ăn đến từ xứ Huế cũng như niềm hoan lạc đối với đông đảo người dân xứ Nghệ.

Am thuc chay.JPG

Toàn cảnh lễ khai mạc Lễ hội Ẩm thực chay tại Tuần VHPG

Am thuc hue nghe.JPG

Rất đông thực khách thưởng thức

Ni sư Thích nữ Như Minh là người phụ trách Lễ hội Ẩm thực chay đến từ TP.Huế chia sẻ: “Ăn chay không những chỉ để nuôi dưỡng lòng từ bi mà còn là để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Tôi rất hoan hỷ khi được chung tay với Phật tử Nghệ An tạo nên một lễ hội ẩm thực chay mang đậm chất Phật giáo”.

Những món ăn trong Lễ hội Ẩm thực chay do các quý sư cô từ Huế phụ trách, bao gồm những món ăn đặc sắc nhất của xứ Huế: cơm sen Huế, bún Huế, chè cung đình và đặc biệt là các loại bánh Huế như: bánh nậm cuốn ốp-la; bánh ướt cuốn; bánh bèo; bánh ít ram; bánh bột lọc…

Xen kẽ trong thực đơn là những món ăn đậm chất xứ Nghệ do chính tay Phật tử xứ Nghệ chế biến: nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, khoai lang vàng xứ Nghệ, trám xứ Nghệ...

Mon an chay Hue.JPG

Món chay tại lễ hội

Là Phật tử của xứ Nghệ, chị Liên Đạo (phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò) tâm sự: “Chưa khi nào tôi cảm thấy vui như bây giờ. Tôi rất mong lễ hội ẩm thực này sẽ được nhân rộng tới nhiều địa phương trên toàn quốc để Phật giáo ngày càng đi sâu vào trong lòng chúng sinh, để tất thảy chúng sinh cùng nhau chung tay thắp sáng Phật pháp, thắp sáng ngọn đuốc của sự thanh bình, lạc hạnh”.

Lễ hội Ẩm thực chay với nhiều món ăn đặc sắc sẽ kéo dài cho đến hết Tuần Văn hóa Phật giáo, dự kiến thu hút hàng nghìn người dân xứ Nghệ đến thưởng lãm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày