Người trẻ đam mê học Hán Nôm

Hòa thượng Thích Phước Cẩn, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang và thành viên Ban Điều hành tuyên dương học viên thủ khoa của các khóa 16, 17, 18 và 19
Hòa thượng Thích Phước Cẩn, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang và thành viên Ban Điều hành tuyên dương học viên thủ khoa của các khóa 16, 17, 18 và 19
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhiều năm vừa qua, nhiều học viên trẻ đã cất công đến Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang (Q.Tân Phú, TP.HCM), trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tham gia thi đầu vào và theo học với niềm đam mê mãnh liệt.

Đi cùng khát vọng nâng cao sự hiểu biết cho bản thân là áp dụng kiến thức học được phục vụ cho công tác nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo.Trong lễ tổng khai giảng khóa XX của Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang vào ngày 17-9-2023, phóng viên Giác Ngộ đã có dịp lắng nghe và ghi nhận những chia sẻ của các học viên trẻ của Trung tâm về lý tưởng học dịch thuật cũng như những tâm tư chia sẻ của họ về việc lựa chọn một con đường đi không mấy dễ dàng.

Đại đức Thích Châu Thành

Đại đức Thích Châu Thành

Chia sẻ về nhân duyên đến với chữ Hán và tu viện Huệ Quang, Đại đức Thích Châu Thành, tân học viên khóa XX cho biết: “Quả đúng như dân gian thường nói “buồn ngủ gặp chiếu manh”, trong lúc đang loay hoay tìm cho mình một con đường mới, thông qua lời giới thiệu của một người bạn, tôi được biết đến Trung tâm Huệ Quang đang chiêu sinh khóa mới. Sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy định hướng và kế hoạch đào tạo tại Trung tâm Huệ Quang như đang vạch ra cho chính bản thân mình, tôi đã đến đây.

Lý do thôi thúc nhất là khi biết được trung tâm sẽ đi sâu vào việc truyền trao nội điển gồm 3 môn kinh, luật và luận. Bên cạnh đó có hai môn học chuyên sâu về Hán ngữ - con đường ngắn nhất để trực tiếp tiếp cận với Đại tạng kinh của Phật giáo Bắc truyền, Việt ngữ - thứ gắn bó mật thiết mỗi ngày, đồng thời thỏa niềm yêu thích văn chương, chữ nghĩa. Các môn sinh ngữ như Trung văn, Anh văn, Sanskrit - con đường để hội nhập với thế giới rộng lớn, hiểu rõ thêm về văn hóa của các nước. Ngoài ra trường còn định kỳ tổ chức những chuyên đề bổ trợ nhằm hoàn thiện những kỹ năng và nhân cách cho mỗi học viên”.

Với anh Trần Tín An (sinh năm 1996), pháp danh Thiện Bình, thủ khoa khóa XVI: “Năm 2014, tôi có nhân duyên được nghe Đức Trưởng lão Hòa thượng Tịnh Không nói về tầm quan trọng của việc học Hán cổ, có thể giúp dễ dàng thâm nhập những trang kinh luận của Đức Phật và các vị Tổ sư; đồng thời cũng có cơ hội tìm về cội nguồn văn hóa truyền thống của các bậc tiền nhân đã để lại. Bên cạnh đó, bản thân cũng cảm thấy yêu thích, đam mê công việc dịch kinh sách nên đã thúc đẩy tôi đi tìm các trường, lớp dạy về Hán cổ. Đúng lúc đó, có một vịsư huynh trong đạo giới thiệu đến Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang để học”.

* Điều gì là đặc biệt ở Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang mà mọi người có thể cảm nhận được nơi khác không có?

- Đại đức Thích Châu Thành: Điều khiến tôi ấn tượng nhất khi lần đầu đến với mái nhà chung này là kỳ thi tuyển. Ở đây thi tuyển không giống với những kỳ thi tuyển trước đây tôi từng tham dự, là thi với mục đích là phải hơn người để mình không phải là kẻ tụt lại phía sau, mà kỳ thi ở Trung tâm Huệ Quang diễn ra với mục đích đánh giá năng lực nhằm đưa ra những phương thức đào tạo phù hợp. Điều đó đem đến cho học viên niềm an vui, chúng tôi nhận thấy mình như những bệnh nhân và đang được những vị lương y tận tình, chu đáo tìm ra phương thang để chữa trị.

Anh Trần Tín An

Anh Trần Tín An

- Anh Trần Tín An: Trong quá trình học tập ở Huệ Quang, tôi ấn tượng và cảm thấy thú vị là chương trình học cởi mở, thái độ giảng dạy chân tình của quý thầy cô giáo thọ. Tuy không bắt buộc tuân thủ chương trình học nghiêm khắc, nhưng người học vẫn nghiêm túc tiếp thu được kiến thức và kỹ năng chuyển ngữ từ các bản kinh, luật, luận. Quý thầy cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn tận tâm truyền ngọn lửa nhiệt huyết, khơi dậy niềm đam mê về dịch thuật, giúp cho em đi tìm tòi và học được nhiều kiến thức mà sách vở không có.

Khi học ở Huệ Quang, tôi đã nhận được những kiến thức quý báu về kỹ năng dịch giúp tôi chuyển ngữ từ Hán cổ sang Việt văn một cách chính xác và cách dùng từ đặt câu sao cho phù hợp với ngữ cảnh, văn phong của tác giả. Bên cạnh đó, quá trình học, dịch thuật giúp tôi có đời sống tinh thần tích cực hơn và hiểu về giáo lý nhà Phật, cuộc sống và con người một cách sâu sắc hơn. Từ đó, tôi học được những nguyên lý và giá trị của tình yêu thương, lòng biết ơn và sự kiên trì thực hành trong cuộc sống học tập, góp phần đem lại lợi ích an sinh cho xã hội.

* Tốt nghiệp sau 4 năm học ở Trung tâm, anh Trần Tín An đã ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống như thế nào?

- Hiện tại ngoài học, nghiên cứu ở Huệ Quang tôi còn hỗ trợ một vị sư huynh dịch một số bản kinh và pháp thoại, phục vụ trực tiếp cho ngành giáo dục, bản thân tôi tìm thấy rất nhiều niềm vui. Nhân đây, cho tôi có lời chân thành cảm ơn chư tôn đức Ban Điều hành Trung tâm và toàn thể quý thầy cô giáo thọ đã tận tâm đào tạo, cho em những tri thức quý báu, giúp em có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu và mở rộng văn hóa tư tưởng. Em sẽ tiếp tục cố gắng học tập và hoàn thiện bản thân hơn để có thể phụng sự cho công việc dịch thuật, mang những trang kinh luận của Thầy Tổ chia sẻ nhiều hơn đến mọi người.

“Chúng tôi rất trân trọng những vị đã thi tuyển và trúng tuyển vào Huệ Quang. Trân trọng vì sao? Vì một trong những mục tiêu lớn của việc học là có được tấm bằng để tiến thân hoặc phụng sự. Nhưng Huệ Quang không có cái đó để cho (dĩ nhiên vẫn có một bằng cấp mang tính danh dự, nhưng tấm bằng đó chưa được bên ngoài thừa nhận để học nối tiếp lên trên nữa). Biết được điều này, mà học viên không chạnh lòng, vẫn nhất quyết thi vào.

Học ở Huệ Quang, học viên sẽ không bị điểm danh, không bị bắt buộc phải chép bài, cũng không bị thi một bài thi với tính cách thuộc bài vào cuối kỳ hoặc cuối môn. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là học viên phát tâm dõng mãnh cho việc học, hạn chếcácphan duyên, trântrọng thời gian của giáo thọ sư, của bản thân và của Thầy tổ đã dành cho, nỗ lực học tập để đạt được thành tựu.”

Đại đức Thích Không Hạnh

Chánh Văn phòng phụ trách Học vụ Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày