Phật giáo phát triển mạnh trở thành tôn giáo đứng thứ ba ở Hà Lan

(Amsterdam, Hà Lan):  Phật giáo đã phát triển trở thành thành tôn giáo đứng thứ ba ở Hà Lan sau Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Nhà nghiên cứu Marcel Poorthuis và Theo Salemink ở De Volkskrant tranh luận rằng cũng như Hồi giáo, Phật giáo phát triển mạnh đến mức mà người ta có thể nói đến Phật giáo hóa ở Hà Lan.

Hiện nay, ở Hà Lan ước tính có khoảng 250.000 Phật tử hoặc những người cảm thấy bị thu hút mạnh mẽ bởi tôn giáo này mà phần đông là những người Hà Lan da trắng. Năm 1998, Hà Lan chỉ có đúng 16.000 Phật tử, gồm: 4000 người Hà Lan bản địa và 12.000 Phật tử nhập cư từ Châu Á. Trong khi việc Hồi giáo hóa thường được bị các chính trị như Geert Wilders coi là một mối đe dọa và gắn liền với bạo động và chủ nghĩa tập thể, thì Phật giáo ở Hà Lan lại được coi là một niềm tin có tính cá nhân, cổ súy bất bạo động và chủ nghĩa hòa bình. Nhưng ý kiến này bị nghi ngờ, các nhà nghiên cứu ở De Volkskrant kết luận.

chuahalan_1.jpg
Chùa He Hua (Hà Hoa), ngôi chùa của  Phật Quang Sơn Hà Lan,
tọa lạc tại thủ đô Amsterdam, Hà Lan
 
chuahalan_2.jpg
 
chuahalan_3.jpg
 
chuahalan_4.jpg

Poorthuis, một giảng viên về đối thoại giữa các tôn giáo coi sự nghi ngờ ấy là “quái dị” và cho rằng  “chẳng có ai” lo lắng gì về sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật. “Phật giáo dường như có hình ảnh tốt đẹp hơn Hồi giáo.”Poorthuis và Salemink, cả hai là nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tilburg, tranh luận trong một cuốn sách Hoa sen ở Hà Lan (Lotus in the Low Countries) vừa xuất bản rằng, Phật giáo cũng có những điểm khác. “Ví dụ, trong số các phi công Kamikaze (Thần Phong) trong Đệ nhị Thế chiến có các giáo thọ của Phật giáo. Và đức Dalai Lama cũng không thể tránh khỏi xung đột vì tình hình chính trị khó khăn của Tây Tạng, dù người Hà Lan muốn ngài trở thành một nhà hòa bình siêu thế,” Poorthuis viết.

chuahalan_5.jpg
chuahalan_6.jpg
chuahalan_7.jpg
chuahalan_8.jpg
chuahalan_9.jpg

Theo Poorthuis thì nhiều người Hà Lan tự nhận họ là Phật tử mà không hiểu chính xác tôn giáo ấy bao gồm những gì. Về phương diện thương mãi, việc giảng dạy đôi khi cũng bị lạm dụng, chẳng hạn như trong các khóa học về quản lý. Thay vì đặt câu hỏi có hay không có nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng là do tham dục, thì người ta lại dùng đạo Phật để đánh giá các tiến trình làm ra sản phẩm ấy một cách lạc quan.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.
Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày