Tại sao Phật lịch lại là 2567?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
GNO - Tôi mạn phép xin nêu một thắc mắc như sau: Phật lịch là 2612 vào năm nay (Dương lịch 2023) mới hợp lẽ, chứ tại sao Phật lịch lại là 2567?

Hỏi: Nhân dịp kính mừng Phật đản (PL.2567 - DL.2023), tôi mạn phép xin nêu một thắc mắc như sau: “Đại hội Phật giáo Thế giới đã thống nhất Thái tử Tất-đạt-đa (Đức Phật) sinh vào ngày Trăng tròn, tháng Vesak năm 624 trước Tây lịch. Như vậy Ngài đản sinh cách đây 2.647 năm.

Tuy nhiên theo lịch sử Phật giáo, vào ngày mùng 8, tháng Chạp, năm 589 trước Tây lịch; ở tuổi 35, Bồ-tát Tất-đạt-đa đã thành tựu Giác ngộ, trở thành Phật Toàn giác, là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy, Ngài đã thành Phật cách đây 2.612 năm (589 + 2023) . Nói cách khác, Đức Phật Thích Ca xuất hiện tại thế gian này đã 2.612 năm. Vậy Phật lịch là 2612 vào năm nay (DL.2023) mới hợp lẽ, chứ tại sao Phật lịch lại là 2567?

(THẮNG NGUYỄN, nguyenduc...@gmail.com)

Bạn Thắng Nguyễn thân mến!

Vấn đề bạn quan tâm bắt nguồn từ Đại hội Phật giáo Thế giới họp kỳ II tại Tokyo (Nhật Bản - năm 1952), thống nhất lấy ngày Phật đản sinh là ngày Trăng tròn, tháng Vesak của Ấn Độ, năm 624 trước Tây lịch. Đức Phật trụ thế 80 năm, Ngài nhập Niết-bàn vào năm 544 trước Tây lịch (624 - 80 = 544).

Quan trọng nhất là, Phật lịch được khởi tính từ năm Đức Phật nhập Niết-bàn, năm 544 trước Tây lịch chứ không phải năm Đức Phật thành đạo dưới cội bồ-đề. Thế nên, Phật đản năm nay ghi PL.2567 là chính xác, vì (544 + 2023 = 2567); ghi “Kính mừng Phật đản lần thứ 2.647” vì (624 + 2023 = 2.647).

Do bạn chưa nắm được năm mốc đầu tiên của Phật lịch (544 trước Tây lịch), cứ ngỡ Phật lịch được tính vào năm Đức Phật thành đạo nên mới có thắc mắc nêu trên.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tinh thần nhập thế, phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật - Ảnh: Minh Lộc/BGN

Giúp nhau đi qua những ngày nắng hạn

GNO - Trong những ngày tháng Tư này, tình hình hạn hán gay gắt, hạn mặn xâm nhập sâu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ngọt hóa Gò Công nói riêng đã gây nên tình trạng nhiều nơi thiếu nước để sinh hoạt trầm trọng, đời sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin hàng ngày