GN - Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở.
Giác Ngộ - Đi lễ chùa ngày đầu xuân là phong tục lâu đời, một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Còn gì thanh bình yên ả hơn trong ngày đầu năm vào buổi sáng sớm, đường phố yên ắng, người người còn chìm trong giấc ngủ muộn, ta thong dong đi lễ chùa.
Giác Ngộ - Không phải nhánh mai của "Đêm qua sân trước một cành mai" ("đình tiền tạc dạ nhất chi mai"), cành mai thanh cao đạo vị mà từ cổ chí kim, văn chương thơ phú thiên kinh vạn quyển đã thường nói rất nhiều: Cành mai của tôi quê quê, không hiểu sao mỗi lần ngắm nó, tôi lại thấy như thế, dù nó… "Tây", nó "Tây" mà quê. Nó "Tây" chỉ vì nó… ở bên trời Tây, không ở bên xứ mình, thế thôi.
Mùa xuân là dịp để con người nhớ ơn cây, quý trọng cây nhiều hơn, vì hạnh phúc của chính mình và tương lai của trái đất.
Giác Ngộ - Sắp Tết, cảm giác lao xao chờ Tết lại len lỏi trong lòng. Cảm giác của sự réo gọi tha thiết nơi quê nhà, nơi những yêu thương chưa bao giờ ngừng nghỉ của mẹ: “Tết này nhớ về sớm sớm nhen con”.
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn.
Văn hóa của ta chọn mùa xuân để làm đẹp, làm sạch mồ mả: thanh minh trong tiết tháng Ba... Mà ngày thanh minh cũng không phải là ngày buồn hay chỉ là ngày tưởng nhớ quá khứ. Đó là một ngày vui, vì tảo mộ xong là lễ hội, tài tử giai nhân dập dìu đi giữa màu xanh của đất trời để giao duyên, giao ước, giao tơ hồng.
Giác Ngộ - Tiếng vỗ tay của Phật tử vang lên sau mỗi câu nói của sư cô, cả thầy lẫn trò tràn đầy niềm hoan hỷ phấn chấn trong một buổi sáng đầu xuân lành lạnh, nhưng… ai cũng thấy ấm lòng và trong đôi mắt rạng rỡ của mọi người, long lanh những giọt lệ hạnh phúc.
Giác Ngộ - Thời hiện đại, những thú chơi tao nhã như thư pháp lại trở về sau những thăng trầm, quên lãng. Người viết và người chơi tâm niệm thư pháp là nghệ thuật, cần có cái tâm trân quý! Nơi Công viên Tao Đàn, Nhà văn hóa Thanh niên, hoặc Công viên 23-9 (Q.1, TP.HCM) lại thấy những ông đồ…
Giác Ngộ - Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi thuở thiếu thời, mơ được khoác y vàng, tay cầm bát đi khất thực như những vị Hòa thượng – hình ảnh đẹp mà tôi được xem trong những bộ phim Phật giáo.
Giác Ngộ - Bài viết này xin nhằm giới thiệu một tò mò xã hội học rất nhỏ về một hiện tượng xảy ra trong buổi bình minh của Phật giáo: Thành phần xã hội nào đã chấp nhận Đức Phật và giáo pháp của Ngài để gia nhập Tăng đoàn trong buổi đầu sơ khai ?
Mọi năm, cứ thấy ông đồ với mực tàu giấy đỏ xuất hiện trên phố là đã thấy nôn nao khi năm mới sắp về. Nét đẹp xưa ấy như đã khắc sâu trong tâm khảm của người Việt Nam với những câu thơ của Vũ Đình Liên:
Giác Ngộ - Qua làng Điều Nha, vừa đến địa phận làng Đại, thằng Cường bảo người lái xe đi chậm lại để tôi có điều kiện nhìn cảnh quan của làng. Đến đoạn rẽ ngã ba Cầu Bục, thằng Cường - đứa cháu họ của tôi - đột ngột hỏi: Ông còn nhớ con sông này là con sông nào không?
Nhớ cây bưởi, nhớ hàng cau, bánh chưng, hành muối, nhớ màu thịt đông.
Hoa đào nở rực sắc hồng, cùng nhau sum họp chén nồng no say. (Phạm Trường Thi, Liên bang Nga)
Tôi còn nhớ rất rõ những năm ba tôi cõng tôi trên vai của ba tôi và ba tôi cố gắng đứng sao cho thật cao để tôi có thể ngắm nhìn những con lân, con rồng đang múa lúc đó. (Percy Trần, California)
Vậy là đã được nửa tháng Giêng rồi, cái thời điểm mà nhiệt độ xuống thấp nhất và luôn luôn là lạnh nhất. Lại nhớ đến cái tháng Giêng ở nhà.