Tiền Giang: Lễ tưởng niệm 714 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn

Chư tôn đức GHPGVN tỉnh Tiền Giang niêm hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông
Chư tôn đức GHPGVN tỉnh Tiền Giang niêm hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 24-11 (1-1-Nhâm Dần), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 714 năm ngày Đức Phật hoàng nhập Niết-bàn, diễn ra tại Văn phòng Ban Trị sự - tổ đình Vĩnh Tràng, TP.Mỹ Tho.
Thượng tọa Thích Quảng Lộc đã chủ trì khóa lễ sám hối

Thượng tọa Thích Quảng Lộc đã chủ trì khóa lễ sám hối

Đức vua Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại quân xâm lược đế quốc Nguyên Mông, bảo vệ độc lập, tự chủ cho dân tộc, xây dựng vương triều nhà Trần và quốc gia Đại Việt hùng mạnh. Ngài là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ, đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo, sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Nhân lễ tưởng niệm, Thượng tọa Thích Quảng Lộc, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã chủ trì khóa lễ cùng chư tôn đức Ni và Ni sinh Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang thực hiện nghi thức sám hối sáu căn.

Hòa thượng Thích Giác Nhân cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Hòa thượng Thích Giác Nhân cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Giác Nhân, Phó Trưởng ban Trị sự tỉnh cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo đó, ngài sinh ngày 7-12-1258, thế danh Trần Khâm, là vị hoàng đế thứ 3 của hoàng triều Trần nước Đại Việt, là con trai trưởng của Trần Thánh Tông và được truyền ngôi vào tháng 11-1278 (lúc ngài chưa đầy 20 tuổi). Ngài trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó lên làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời.

Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước; đồng thời ngài cũng là một Thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời Trung đại.

Thành kính đảnh lễ Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Thành kính đảnh lễ Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, vua Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự hưng thịnh của Đại Việt. Năm 1293, ngài truyền ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái Thượng Hoàng. Sau đó, ngài xuất gia tu hành và lấy hiệu là Trúc Lâm Đại sĩ; ngài cũng chính là vị tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm – một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.

Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch vào ngày 1-11-Mậu Thân (1308), thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã thay mặt chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tại tỉnh nhà cung kính dâng lời tưởng niệm, cúng dường lên Đức Điều ngự Giác Hoàng.

Nghi thức dâng hương tưởng niệm ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn

Nghi thức dâng hương tưởng niệm ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn

Tiếp theo chương trình buổi lễ là nghi thức dâng hương tưởng niệm ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn; cùng cầu nguyện tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, “Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày