Tìm ra liệu pháp tiêu diệt 99,9% nCoV trong phổi

Giáo sư Nigel McMillan, trưởng nhóm nghiên cứu liệu pháp tiêu diệt nCoV trong phổi - Ảnh: Đại học Griffith
Giáo sư Nigel McMillan, trưởng nhóm nghiên cứu liệu pháp tiêu diệt nCoV trong phổi - Ảnh: Đại học Griffith
0:00 / 0:00
0:00
Nhóm chuyên gia Australia và Mỹ phát triển một liệu pháp kháng virus giúp tiêu diệt 99,9% lượng nCoV trong chuột nhiễm bệnh, mở đường điều trị Covid-19 hiệu quả.

Các nhà khoa học từ Viện Y tế Menzies tại bang Queensland, Australia, và viện nghiên cứu City of Hope của Mỹ bắt đầu hợp tác nghiên cứu liệu pháp này từ tháng 4-2020.

Nigel McMillan, giáo sư tại Đại học Griffith của Australia và là trưởng nhóm nghiên cứu, gọi liệu pháp mà họ hướng đến là "nhiệm vụ tìm và diệt", tức là tấn công trực tiếp vào nCoV, truyền thông Australia đưa tin.

Các nhà khoa học sử dụng phương pháp virus "thế hệ tiếp theo", với công nghệ bất hoạt gene RNA, để tấn công trực tiếp vào bộ gene của virus, từ đó ngăn chúng lây lan. "Nó phá hủy bộ gene và khiến virus không thể phát triển được nữa", McMillan cho biết, nói thêm rằng đây là lần đầu tiên họ phát triển thành công các hạt nano và truyền vào cơ thể qua đường máu, để chúng tấn công virus.

"Chúng tìm và diệt virus giống như tên lửa tầm nhiệt", McMillan nói.

"Các hạt nano di chuyển đến phổi và sẽ xâm nhập thực sự vào toàn bộ tế bào phổi, nhưng chỉ tiêu diệt virus bên trong các tế bào. Những tế bào bình thường hoàn toàn không bị tổn hại với liệu pháp này", giáo sư giải thích.

"Mặc dù không phải phương pháp chữa bệnh, liệu pháp này có thể giúp giảm tới 99,9% lượng virus trong phổi. Do đó, nó có hiệu quả gần như một cách điều trị và thực sự dành cho những người đang phải chịu đựng trong phòng chăm sóc tích cực (ICU), khi vaccine đã là quá muộn", McMillan nói.

Giáo sư này còn dẫn lời cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci rằng kể cả khi đã có vaccine Covid-19, vẫn thiếu những phương pháp điều trị trực tiếp giúp chống lại virus. "Đây thực sự là một trong những liệu pháp đầu tiên liên quan đến điều trị trực tiếp, nên chúng tôi vô cùng vui mừng", ông cho hay.

Theo liệu pháp này, bệnh nhân Covid-19 trong phòng ICU sẽ được tiêm một mũi mỗi ngày, trong vòng 4 hoặc 5 ngày, hoặc một mũi tiêm duy nhất cho người mới nhiễm nCoV. McMillan cho biết liệu pháp có thể được ra mắt sớm nhất vào năm 2023, tùy thuộc vào kết quả giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

"Hãy nhớ rằng virus này sẽ không biến mất. Chúng ta sẽ phải chung sống với nó mãi mãi", giáo sư nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày