TP.HCM: Viện Nghiên Cứu Phật học VN làm việc trực tuyến với các trung tâm trực thuộc

Chư tôn đức tham dự phiên phiên họp chiều ngày 28-10 trên ứng dụng Zoom
Chư tôn đức tham dự phiên phiên họp chiều ngày 28-10 trên ứng dụng Zoom
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 28-10, trên ứng dụng zoom, chư tôn đức lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Phật học VN đã có buổi làm việc với 6 trung tâm trực thuộc để hướng đến thống nhất tổng mục lục cho Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu chỉ đạo và đúc kết phiên họp

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu chỉ đạo và đúc kết phiên họp

Buổi họp do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN chủ trì; cùng với sự tham dự của Thượng tọa Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu; Thượng tọa Thích Minh Thành, Thượng tọa Thích Nhật Từ, đồng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Tổng Biên tâp Tam Tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam; Thượng tọa Thích Giác Hoàng, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu; cùng lãnh đạo 6 trung tâm trực thuộc: Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch thuật Hán truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch thuật Phật học, Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc truyền, Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo.

Phát biểu mở đầu, Hòa thượng Viện trưởng Viện Nghiên cứu VN cho biết việc hệ thống các bộ kinh chưa được thống nhất, chư tôn đức cùng cố gắng đưa ra định hướng để thống nhất các bộ kinh trực thuộc Tam Tạng Thánh điển Phật giáo VN, sau khi đã thống nhất sẽ trình lên Hội đồng Trị sự. Đồng thời, Hòa thượng cũng chỉ đạo các trung tâm giải quyết một số công việc tồn đọng do tình hình dịch bệnh trong thời gian qua.

Thượng tọa Thích Giác Hoàng báo cáo tại phiên họp

Thượng tọa Thích Giác Hoàng báo cáo tại phiên họp

Thượng tọa Giác Hoàng đã báo cáo công tác ấn hành Tam Tạng Thánh điển Phật Giáo VN đến nay đã hoàn thành cho ra mắt 4 bộ kinh của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu dịch gồm: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh và Tăng chi bộ kinh. Viện đang tiếp tục cho in Tiểu bộ kinh (tập 1-5); trong đó, tập 1 đến 3 là bản dịch của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu và cô Nguyên Tâm (Giáo sư Trần Phương Lan), tập 4 và 5 là bản dịch của Thượng tọa Chánh Thân. Tiếp đó, Viện cũng sẽ tập trung in các tập A-hàm ( Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng nhất A-hàm, Tạp A-hàm) đã phiên dịch trước đó. Đồng thời, Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh cũng đang dò bản và dàn trang 4 bộ A-hàm do Trung tâm thực hiện 3 năm qua. Từ nay cho đến cuối năm 2022, dự đinh in bộ Bổn Duyên thuộc Phật giáo bộ phái và bộ Bát Nhã thuộc Phật giáo Đại Thừa.

Thượng tọa Thích Tâm Đức phát biểu

Thượng tọa Thích Tâm Đức phát biểu

Phát biểu tại phiên họp, Thượng tọa Thích Tâm Đức cho biết, cho đến thời điểm hiện nay chúng ta vẫn chưa có Đại tạng kinh, so với các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Viện Nghiên cứu tin tưởng với tinh thần làm việc không mỏi mệt, sự nhiệt tâm và tinh thần phụng sự của các thành viên tại các Trung tâm trực thuộc, thời gian tới sẽ hoàn thành Tam Tạng Thánh điển Phật giáo VN.

Lãnh đạo 6 Ttung tâm tham dự phiên hợp chiều ngày 28-10

Lãnh đạo 6 Ttung tâm tham dự phiên hợp chiều ngày 28-10

Đức kết buổi họp, Hòa thượng Thích Giác Toàn nhấn mạnh tôn trọng thành quả của các bậc tiền bối hữu công ngày trước. Mặc dù, ngôn ngữ thời trước nhiều từ Hán Việt, ảnh hưởng bởi văn hóa Nho, lối sống cổ, nhưng cần lưu lại để thế hệ sau biết được thành quả mình nhận ngày hôm nay có phần kế thừa của bậc tôn túc đi trước.

Hòa thượng cũng khuyến khích chư tôn đức hiện tiền hay thế hệ sau nên chú trọng vào những bộ kinh chưa được dịch và ưu tiên phần chính trước, phần phụ sau.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1276 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Thân bệnh mà tâm không khổ

GNO - Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Thông tin hàng ngày