GNO - Phật giáo Trung Quốc đang tìm kiếm những cách mới mẻ để truyền tải pháp thoại bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến và trí tuệ nhân tạo, 2 bậc thầy từ những ngôi chùa lớn cho biết.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Phát triển Mạng lưới Tương lai ở Nam Kinh, Đại sư Xiandu từ chùa Long Tuyền của Bắc Kinh cho biết, công nghệ phát triển nhanh chóng không xung đột với tôn giáo.
"Vì sự phát triển về vật chất và công nghệ dường như vô hạn, người ta bắt đầu xem xét những đòi hỏi về tinh thần, cân nhắc đến sự bình an nội tâm, trí tuệ và ý nghĩa của cuộc sống. Công nghệ không có trí thông minh giống như các hãng hàng không không có mắt. Phật tử cũng đang tìm cách cải cách cách mà chúng ta thuyết giảng", Đại sư nói".
Chùa Long Tuyền nổi tiếng với sự sốt sắng của mình về công nghệ tiên tiến, vì nhiều bậc thầy và nhà sư là những sinh viên tốt nghiệp tài năng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ví dụ Đại sư Xiandu có bằng sau đại học về khoa học máy tính. Năm ngoái, nhà chùa đã gây ấn tượng sâu sắc với sự ra mắt của robot Xian'er (ảnh).
Đại sư Shuguang đồng ý rằng sự phát triển nhanh chóng của Internet ở Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến Phật giáo, vì nhiều kinh điển Phật giáo đã được số hóa và cung cấp trực tuyến cho các tín hữu trên khắp thế giới.
Trong số 32.000 ngôi chùa ở Trung Quốc, khoảng 10.000 ngôi chùa sử dụng Internet để quản lý, truyền thông và thuyết giảng.
"Internet hiện nay là một công cụ thiết yếu cho các ngôi chùa hiện đại. Công nghệ đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của con người, nhưng nó không thể giúp ích cho những vấn đề cao hơn như cuộc sống, cái chết và con người nhìn thế giới như thế nào. Đây là nơi Phật giáo nhập vào", Đại sư Shuguang giải thích.
Văn Công Hưng
(theo People’s Daily Online)