Tuyển sinh lớp “Phạn văn bậc 1”

Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo trong một buổi thuyết trình về tiếng Phạn ở Viện Trần Nhân Tông - Ảnh: Fb.Viện Trần Nhân Tông
Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo trong một buổi thuyết trình về tiếng Phạn ở Viện Trần Nhân Tông - Ảnh: Fb.Viện Trần Nhân Tông
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tiến sĩ Đỗ Quốc Bảo vừa chia sẻ với Báo Giác Ngộ thông báo về việc tuyển sinh lớp “Phạn văn bậc 1”, do Viện Trần Nhân Tông, đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Thông báo cho biết, tiếng Phạn (Phạn ngữ/梵語/saṃskṛtam संस्कृतम्/tiếng Sanskrit/bắc Phạn) là một ngôn ngữ cổ Ấn Độ được sử dụng trong hoạt động tế lễ và ghi chép kinh sách của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc tông và Jaina giáo. Tiếng Phạn có vị trí quan trọng trong lịch sử, văn hóa, triết học và tôn giáo Ấn Độ thời cổ đại. Ngày nay tiếng Phạn vẫn được sử dụng, và là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ.

Nhằm mục đích hỗ trợ những người quan tâm, có nhu cầu học tiếng Phạn để tra cứu, dịch thuật tài liệu, và muốn thông qua tiếng Phạn để tìm hiểu, nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, triết học Ấn Độ thời cổ đại, Viện Trần Nhân Tông dự kiến tuyển sinh lớp “Phạn văn bậc 1”, cụ thể:

- Những người quan tâm muốn học tiếng Phạn bậc 1 nói chung, và muốn thông qua tiếng Phạn để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tư tưởng, triết học, tôn giáo Ấn Độ thời cổ đại nói riêng.

- Người đăng ký tham gia khóa học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Được biết, mục tiêu của chương trình đào tạo “Phạn văn bậc 1” được xây dựng nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức tiếng Phạn ở trình độ bậc 1, và những tri thức cơ bản về lịch sử, tôn giáo, triết học, văn hóa Ấn Độ thời cổ đại thông qua các văn bản Phạn văn.

Với những người nghiên cứu Phật giáo Hán truyền bằng Hán văn, tiếng Phạn sẽ là công cụ hữu hiệu để tiếp cận kinh điển Phật giáo nguyên gốc, đồng thời cũng là cơ sở để bước đầu tiến hành các nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội dung giữa kinh điển Phật giáo Hán văn (văn bản dịch) với kinh điển Phật giáo nguyên gốc.

Theo đó, thời lượng khoá học: 120 giờ tín chỉ (1 giờ tín chỉ = 50 phút), trong đó 80 giờ học chính và 40 giờ ôn tập thực hành. Tổng thời gian: 10 tháng/2 học kỳ/mỗi học kỳ 5 tháng; mỗi tuần 2 giờ học chính và 01 giờ học ôn tập thực hành; kỳ I: tháng 6-2023 – 10-2023, kỳ II: tháng 11-2023 – tháng 3-2024.

Dự kiến khai giảng vào lúc 18g ngày 5-6-2023; Thời gian học từ 18g – 20g, thứ Hai hàng tuần (giờ học chính); 18g – 19g thứ Năm hàng tuần (giờ học ôn tập thực hành).

Học phí toàn khóa học: 24.000.000 VNĐ (hai mươi bốn triệu đồng, học viên đóng 70% học phí (16.800.000 VNĐ) trước ngày 20-5-2023, và đóng 30% học phí (7.200.000 VNĐ) còn lại vào đầu học kỳ 2.

Người học được tham gia khóa học với giáo trình tiếng Phạn biên soạn theo chuẩn châu Âu bởi học giả uy tín; giảng dạy bởi giảng viên có trình độ cao về Phạn văn, có chuyên môn sâu về ngôn ngữ và lịch sử văn hóa Ấn Độ cổ đại. Chi tiết đề cương môn học, thời gian biểu khóa học, thông tin giảng viên chính và các giảng viên trợ giảng, xin xem tại đây: https://docs.google.com/document/d/1CvaCBkpuERf5gcHHuye1XKBN95xfk-H_/edit?usp=sharing&ouid=105728890712487573504&rtpof=true&sd=true

Người học được Viện Trần Nhân Tông cung cấp 1 cuốn Giáo trình Phạn văn (bản copy) do TS.Đỗ Quốc Bảo, giảng viên chính, biên soạn để phục vụ học tập. Viện Trần Nhân Tông xét cấp học bổng mức 50% và 100% học phí cho các học viên tham gia khóa học vào đầu mỗi kỳ học.

Học trực tuyến và trực tiếp tại Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Thời gian đăng ký đến hết ngày 20-5-2023 (Phiếu đăng ký học: tải tại link sau: https://docs.google.com/document/d/1BzVvZ5zXVQulPvZGrip7rNSSOcPyzZws/edit?usp=share_link&ouid=111710865849614071377&rtpof=true&sd=true, cùng với bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ)

Người học có thể đến đăng ký trực tiếp tại Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc đăng ký bằng cách gửi email theo địa chỉ email: tungnt71.tnti@gmail.com

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày