Đại đức Thích Minh Phú: "Mong Giáo hội nghiêm khắc trong việc chấn chỉnh đạo đức người tu sĩ"

Đại đức Thích Minh Phú
Đại đức Thích Minh Phú
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Với Tăng Ni, Phật tử, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc là sự kiện quan trọng nhằm hoạch định phương hướng hoạt động cho 5 năm tới của GHPGVN, nhiều ý nguyện, kỳ vọng nhưng trong một tấm lòng với Đạo, mong có sự thay đổi làm cho Phật giáo ổn định, hội nhập.

Với Tăng Ni, Phật tử, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc là sự kiện quan trọng nhằm hoạch định phương hướng hoạt động cho 5 năm tới của GHPGVN.

Trong ý nghĩa ấy, người Phật tử, cả xuất gia và tại gia, đều có nhiều ý nguyện, kỳ vọng nhưng trong một tấm lòng với Đạo, mong có sự thay đổi làm cho Phật giáo ổn định, hội nhập và phát triển trong xã hội hiện đại.

Đại đức Thích Minh Phú, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện xã hội Phật giáo TP.HCM, vị tu sĩ chủ trương xây 460 cây cầu ở nông thôn (tính từ đầu 2017 đến nay) và nhiều chương trình từ thiện ý nghĩa khác:

Tôi mong GHPGVN quan tâm đến công tác từ thiện, không thể chỉ vận hành theo đơn vị tự viện, cá nhân, tổ chức mà GHPGVN cần phải có sự quản lý thống nhất, đồng bộ, kết nối với giới Phật giáo để có nội lực thực hiện các chương trình lớn hơn, có tính lâu dài, phục vụ cho cộng đồng.

Đại đức Thích Minh Phú

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 là sự kiện trọng đại để GHPGVN nhìn lại chặng đường 5 năm đã qua và vạch ra những đường hướng phát triển trong tương lai.

Tôi tin tưởng, mong GHPGVN sẽ lấy giới luật làm nền tảng, nghiêm khắc trong việc chấn chỉnh đạo đức người tu sĩ, vì muốn mạng mạch Phật pháp mãi lưu truyền thì không gì quan trọng hơn việc giữ gìn giới luật.

Là người tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội, tôi luôn tâm niệm “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, người xuất gia ngoài hạ thủ công phu, còn cần phải vì lợi lạc quần sanh mà dấn thân giúp đời.

Ngoài ra, hiện nay còn nhiều tu sĩ, đặc biệt là tu sĩ trẻ chưa chú trọng, chưa có điều kiện để tham gia vào các công tác từ thiện xã hội của Phật giáo. Do đó, thiết nghĩ Giáo hội cần đưa hoạt động từ thiện trở thành một “học phần tiên quyết” trên bước đường tu học của người xuất gia.

Có như vậy, việc thọ Bồ-tát giới mới trở nên thật sự ý nghĩa, giá trị của người tu đối với đời sống trên tinh thần “Phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO -  Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày