Đại đức Thích Nguyên Huấn (Đắk Lắk): "Đầu tư cho giáo dục mầm non là vì sự bền vững cho tương lai"

Đại đức Thích Nguyên Huấn, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN tỉnh Đắk Lắk
Đại đức Thích Nguyên Huấn, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN tỉnh Đắk Lắk
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đại đức Thích Nguyên Huấn, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN tỉnh Đắk Lắk nhận định "Đầu tư cho giáo dục mầm non là đầu tư bền vững cho tương lai Phật giáo Việt Nam”.

Hiện nay, với chính sách xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mở cơ sở giáo dục mầm non để cùng gánh vác trách nhiệm với xã hội và cũng để đáp ứng nhu cầu học tập của con em Phật tử.

Tôi tin rằng nền giáo dục Phật giáo dành cho lớp mầm non sẽ giúp trẻ thơ phát triển trí sáng suốt, lòng từ bi và những yếu tố cần thiết để mai sau trưởng thành trên vạn nẻo đường đời. Các cháu sẽ luôn có được cuộc sống an vui, xây dựng được gia đình hạnh phúc, góp phần cho cộng đồng xã hội phát triển, hòa hợp và yên bình. Đặc biệt với sự cảm mến đạo Phật từ nhỏ sẽ hạn chế được việc cải đạo trong tương lai khi đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân khác tôn giáo hoặc các nguyên nhân khác.

Các cấp Giáo hội đều chủ trương “Phật giáo hóa gia đình”. Sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ 4.0 đã tạo nên nhiều thách thức làm các cháu dễ bị tổn thương, nhất là ở tuổi mới lớn. Vì vậy, quan tâm đến giáo dục mầm non là một công việc mang tính cấp bách.

Đại đức Thích Nguyên Huấn

Vì vậy, tôi kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới Giáo hội sẽ có những chủ trương, chỉ đạo, những định hướng, chính sách cụ thể cho lĩnh vực giáo dục mầm non.

Riêng giáo dục mầm non Phật giáo Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong những năm gần đây phát triển mạnh, nhưng hệ thống giáo dục mầm non Phật giáo đến nay chưa có một cơ sở nào được hình thành một cách chính thống thông qua dạy chữ kết hợp dạy đạo đức làm người.

Qua đó cho thấy thực trạng cũng như sự quan tâm cần thiết đến giáo dục mầm non từ các cấp Giáo hội và đặc biệt là các tự viện lớn. Đó là yêu cầu bức thiết về việc thành lập các cơ sở giáo dục mầm non Phật giáo.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục mầm non là một trong những hoạt động xã hội rất có ý nghĩa và rất quan trọng. Trong môi trường Phật giáo, giáo dục mầm non được kết hợp giữa công tác từ thiện và giáo dục. Giáo dục mầm non hướng đến việc ươm mầm cho tương lai đất nước, đào tạo nên những hạt giống tâm hồn vẹn toàn cả thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Từ đặc điểm tình hình địa phương, nhu cầu giáo dục trong nhân dân, những gia đình Phật tử mong muốn Phật giáo tỉnh nhà thành lập các cơ sở giáo dục mầm non để giải quyết phần nào khó khăn cho các gia đình Phật tử có con em trong độ tuổi học tập, đồng thời thông qua môi trường học tập, các cháu được gieo trồng hạt giống từ bi, trí tuệ của Đức Phật.

GHPGVN vẫn chưa có định hướng cụ thể cho Tăng Ni và Phật tử đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non Phật giáo. Hiện nay, sự phát triển của giáo dục mầm non có sự chênh lệch giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy, rất mong Giáo hội đặc biệt quan tâm về lĩnh vực này bằng các chính sách cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của nhân dân và gia đình Phật tử hiện nay”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1241 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đời người ngắn ngủi đừng phí thời gian

GNO - Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay. Dĩ nhiên mỗi người có một mục tiêu riêng theo quan niệm sống của mình. Đối với người tu Phật thì vượt thoát khổ đau là quan trọng và cần kíp nhất.

Thông tin hàng ngày