Đường xa bảng lảng hương trầm

Những tác phẩm của TS.Nguyễn Tường Bách
Những tác phẩm của TS.Nguyễn Tường Bách
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong số những người đã đi và đã viết về chuyện hành hương đất Phật, có lẽ chưa có tập bút ký nào có sức sống đặc biệt như Mùi hương trầm. Trong số những người Việt làm khoa học và viết văn, có lẽ cũng ít ai tạo được sức hút đối với người đọc một cách âm thầm mà bền bỉ như TS.Nguyễn Tường Bách.

Mùi hương trầm xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt vào năm 2012, kể từ đó đến nay, tập bút ký du hành của TS.Nguyễn Tường Bách đã tái bản nhiều lần. Dẫu không thuộc hàng “best-seller”, nhưng sau 12 năm, cuốn sách vẫn được nhiều người tìm đọc, nhất là những người có niềm yêu thích với những vùng đất hàm chứa kho tàng văn hóa đặc sắc của phương Đông.

So với thời điểm mà Nguyễn Tường Bách đặt chân đến, những địa điểm trên đất Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng đã có nhiều thay đổi. Có thể có nhiều điều vẫn còn và có nhiều điều đã mất hoặc khác đi, nhưng câu chuyện của ông thì vẫn chưa bao giờ cũ. Bởi ông không đơn thuần ghi chép câu chuyện liên quan đến địa danh mà mình đặt chân tới, về những điều mắt thấy tai nghe, mà trong trang viết còn là những trải nghiệm, khám phá về mặt tâm linh của chính ông, ở vị trí một Phật tử.

Sau Mùi hương trầm, Nguyễn Tường Bách còn cho ra đời rất nhiều tác phẩm khác, trong đó, có các trước tác của ông: Đường xa nắng mới, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đường rộng thênh thang; lẫn bản dịch những tác phẩm đặc sắc của các tác giả phương Tây: Con đường mây trắng, Đạo của vật lý, Sư tử tuyết bờm xanh,… Đó là chưa kể đến các bài viết khác được đăng tải trên báo chí.

Quả thật, đối với một tiến sĩ chuyên ngành Vật lý, vẫn có thể tính là người “ngoại đạo” của văn chương, số lượng tác phẩm như vậy khá phong phú. Ngoài bút ký du hành - có thể coi như “đặc sản” của Nguyễn Tường Bách, ông còn viết rất nhiều về các chủ đề khác như vật lý - chuyên môn của ông, bình luận về các vấn đề mang tính thời sự - mới đây nhất có thể kể đến là bài viết về đại dịch Corona, biến cố của thế kỷ và những câu chuyện về Phật học. Tuy vậy, dù là vấn đề vật lý hay thời sự, ông cũng đều đặt chúng dưới lăng kính Phật giáo, nhìn nhận bằng sự định tĩnh và thấu triệt.

Cũng ngay khi đứng trên đỉnh Linh Thứu, người Phật tử Việt Nam Nguyễn Tường Bách vẫn phóng tầm mắt về quê nhà, về đỉnh non thiêng Yên Tử; lênh đênh qua những dòng sông xứ lạ, ông cứ vấn vương những dòng sông xứ sở mình. Hình như nỗi niềm “tư cố hương” trong ông chưa bao giờ dứt. Hay phải chăng, nỗi niềm “tư cố hương” vương vấn mãi đó cũng bởi từ tiếng tụng kinh niệm Phật đều đều mỗi ngày trong căn nhà nơi phố cổ Bao Vinh còn vọng về mãi trong tâm trí của Nguyễn Tường Bách từ thuở ấu thời?

Có lẽ vì thế, văn chương của Nguyễn Tường Bách cũng hàm súc, thâm trầm và khá chậm rãi, đôi khi chậm tới khiến những người đọc quen với nhịp điệu sống của các đại đô thị trở nên… sốt ruột. Nhưng nếu không có sự chậm rãi ấy, ắt hẳn văn chương của Nguyễn Tường Bách sẽ mất đi nét riêng có của mình, của một người Phật tử.

Như đã nói, Nguyễn Tường Bách là một Phật tử; hay gọi theo cách của ông ghi ngay nơi bìa cuốn Đường rộng thênh thang trong lần tái bản gần đây, đó là “một người Việt Nam theo đạo Phật”. Vì là một người Việt Nam theo đạo Phật, nên trong mỗi hành trình của mình, dù ở bất cứ vùng đất nào trên địa cầu này, ông đều mang theo hoặc tưởng nhớ đến chút ít hình bóng của quê nhà. Nguyễn Tường Bách đi rất nhiều chốn, đến rất nhiều nơi, từ Đông sang Tây, không khó để kiểm đếm được điều đó qua trang sách của ông. Nhưng những vùng đất khơi gợi cảm xúc nhiều nhất trong người lãng khách, chính là những vùng đất in đậm dấu ấn Phật giáo. Ông đã từng xúc động tột cùng khi đứng trước mênh mông cát sông Hằng và thốt lên trong Mùi hương trầm: “Hỡi các hạt cát dưới chân ta, trong các ngươi hạt nào có hân hạnh in dấu chân Đức Thế Tôn?”.

“Vì lòng kính mộ một vùng đất thiêng liêng của địa cầu”, ông cũng đã từng dìu người đọc bước từng bước khấp khểnh trên cung đường hiểm trở tuyết trắng hướng về Ngân sơn, đỉnh núi thiêng liêng mà trong niềm tin, được các tín đồ Mật tông xem là tâm điểm một đại mạn-đà-la của vũ trụ trong Đường xa nắng mới.

Và lúc dừng chân, ông cũng như một người ngồi tĩnh tại bên hiên nhà trong buổi sớm “tinh khôi như mùa xuân” để lần giở từng trang sách, trang kinh, để từng câu chuyện, từng mệnh đề trôi qua trong dòng tâm thức, để rồi đưa ra một cái nhìn thấu suốt của riêng mình. Cái nhìn luôn thấy Phật.

Sức sống trong mỗi câu chuyện, mỗi trang viết của Nguyễn Tường Bách vẫn vẹn nguyên qua từng tháng năm, có lẽ cũng bởi “… vì hạt cơm Như Lai ăn hoài không hết”.

Thế nhưng, cũng ngay khi đứng trên đỉnh Linh Thứu, người Phật tử Việt Nam Nguyễn Tường Bách vẫn phóng tầm mắt về quê nhà, về đỉnh non thiêng Yên Tử; lênh đênh qua những dòng sông xứ lạ, ông cứ vấn vương những dòng sông xứ sở mình. Hình như nỗi niềm “tư cố hương” trong ông chưa bao giờ dứt. Hay phải chăng, nỗi niềm “tư cố hương” vương vấn mãi đó cũng bởi từ tiếng tụng kinh niệm Phật đều đều mỗi ngày trong căn nhà nơi phố cổ Bao Vinh còn vọng về mãi trong tâm trí của Nguyễn Tường Bách từ thuở ấu thời? Và làn khói hương trầm nhẹ bẫng trong không gian ngôi nhà ấy vẫn mãi bảng lảng bay theo, dẫu cậu bé ngày xưa đã đi những bước thật dài, trên những con đường xa vạn dặm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đức Pháp chủ chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN khóa IX (2022-2027) thảo luận và thống nhất các vấn đề Phật sự quan trọng của Giáo hội - Ảnh: Quảng Đạo/BGN

Chư vị Trưởng lão Thường trực Hội đồng Chứng minh họp phiên thứ 5 kiểm điểm và thảo luận Phật sự

GNO - Sáng nay, 9-12-2024, tại Văn phòng Đức Pháp chủ (Việt Nam Quốc Tự, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã có phiên họp thảo luận, nhận định và thống nhất các vấn đề Phật sự quan trọng của Giáo hội. Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN quang lâm chủ trì.
Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trao Giấy chứng nhận cho đại diện chư tôn đức tham gia Tuần huân tu

Bế mạc Tuần huân tu - Khóa bồi dưỡng trụ trì 2024 tại Việt Nam Quốc Tự

GNO - Sáng nay, 9-12, Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã quang lâm tham dự Lễ bế mạc, trao Giấy chứng nhận Tuần huân tu và Khóa bồi dưỡng trụ trì năm 2024 do Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự - Việt Nam Quốc Tự.
Tăng Ni trong Tuần huân tu và Khóa bồi dưỡng trụ trì năm 2024 tại Việt Nam Quốc Tự

Ban Tôn giáo TP.HCM giải đáp các vấn đề liên quan Tăng Ni, tự viện theo Nghị định 95 của Chính phủ

GNO - Sáng 9-12, trong chuyên đề cuối của Tuần huân tu và Khóa bồi dưỡng trụ trì năm 2024 diễn ra tại Việt Nam Quốc Tự, ông Vũ Huy Long, Trưởng phòng Nghiệp vụ I Ban Tôn giáo TP.HCM đã chia sẻ những điểm mới về Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tin hàng ngày