Hành trình kiến tạo những tôn tượng độc bản

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam hơn 2.000 năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, việc kiến lập tự viện, đắp vẽ tượng Phật, Bồ-tát, chư Thánh tăng để phụng thờ nơi chùa chiền, tư gia trở thành truyền thống của Tăng Ni, Phật tử Việt...

Tạo tượng công đức lớn

Trong kinh Diệu pháp Liên hoa, phẩm thứ hai có một đoạn kệ dạy về công đức họa vẽ hình tượng Phật rằng:

“Vẽ tượng Phật rực rỡ/ Trăm tướng phước trang nghiêm/ Tự làm hoặc bảo người/ Đều đã thành Phật đạo./ Nhẫn đến trẻ em chơi/ Dùng cỏ cây hoặc bút/ Hoặc lấy móng tay mình/ Mà vẽ nên tượng Phật/ Những hạng người như thế/ Lần lần chứa công đức/ Đầy đủ tâm đại bi/ Đều đã thành Phật đạo/ Giáo hóa các Bồ-tát/ Độ thoát vô lượng chúng”.

Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn nguyện, Đức Phật cũng khai thị cho Bồ-tát Phổ Quảng rằng: “Này Phổ Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào vẽ hình tượng của ngài Ðịa Tạng Bồ-tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đảnh lễ, người đó sẽ được sinh lên cõi trời Ðao-lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa”.

Tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do Diệu Tướng Am kiến tạo
Tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do Diệu Tướng Am kiến tạo

Qua đó, Đức Phật nêu lên 10 công đức, lợi ích tô vẽ tượng Phật bao gồm: 1. Đời đời kiếp kiếp có đôi mắt sáng suốt thấy rõ; 2. Vĩnh viễn không sinh vào nơi đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu sinh làm người thì bạn bè và láng giềng đều là người tốt, không gặp người ác hay thú dữ; 3. Luôn sinh vào nhà giàu sang, được tôn kính; 4. Thành tựu thân kim sắc; 5. Đời sống giàu sang phú quý; 6. Tái sinh vào nhà hiền lành, đức độ; 7. Có thể được sinh làm vua; 8. Được tái sinh thành một vị Chuyển luân Thánh vương; 9. Có thể sinh về cõi trời Phạm thiên và sống lâu đến một kiếp; 10. Đời đời kiếp kiếp vị lai đều tôn kính Tam bảo, quy y Tam bảo, chẳng phải đọa lạc.

Sở dĩ, việc đắp vẽ, tô tôn tượng Phật để phụng thờ có lợi ích lớn như vậy vì qua đây, người thực hiện việc ấy đã gieo hạt giống Phật, quy kính Tam bảo vào bên trong mảnh đất tâm mình. Đồng thời, với các tôn tượng tạo tác, người khác có dịp chiêm ngưỡng tôn dung của Phật, Bồ-tát, Thánh tăng, rồi phát tâm tu học, quy y Tam bảo - làm cho mạng mạch Phật pháp truyền lưu. Đó chính là ý nghĩa sâu xa, đưa đến niềm tin, sự phát tâm dõng mãnh của việc tự mình đắp tô, tôn tạo tượng Phật hoặc cúng dường tịnh tài để tô vẽ được đệ tử Phật thực hành xuyên suốt.

Nghệ thuật tạo tượng Phật

Công đức tạo tượng Phật, Bồ-tát, Thánh tăng không thể nghĩ bàn như đã nói sẽ được tôn thêm khi người phát tâm tôn tạo chú ý đến mỹ thuật của pho tượng. Tức tạo ra những pho tượng đẹp, trang nghiêm, thanh tịnh, để người người nhìn vào liền hoan hỷ.

Hiểu được giá trị và ý nguyện ấy của người phát tâm tôn tạo tượng, Diệu Tướng Am góp ý tưởng kiến tạo nên những tác phẩm tôn tượng độc bản, đạt đến trình độ mỹ thuật cao, đem đến niềm hoan hỷ lớn cho bất kỳ ai chiêm ngưỡng.

Tôn tượng Bồ-tát Quán Tự Tại

Tôn tượng Bồ-tát Quán Tự Tại

Công phu tạo các tôn tượng độc bản khá sâu, với các bước từ phác thảo ý tưởng (trên giấy) dựa trên hình mẫu của chư Phật, Bồ-tát, Thánh tăng… theo từng truyền thống Phật giáo, văn hóa; đến tạo khuôn đất, khuôn sáp, rồi đúc đồng, nối ráp, hoàn thiện.

Theo đó, với mỗi bức tượng có duyên tạo tác, Diệu Tướng Am luôn dành hết tâm trí, sức lực, lòng thành kính và sự sáng tạo để tôn tượng có thần khí riêng, thể hiện cảm xúc nội tâm sâu sắc, lắng đọng. Mới đây, tôn tượng Tôn giả Sīvali do chùa Phật Quốc Vạn Thành (Bình Phước) khởi công với chiều cao 3,5m, chất liệu đồng vàng theo tiêu chuẩn quốc tế (hàm lượng đồng lên tới 65%, bề mặt thếp vàng lá 98%) cũng đã được thực hiện thành công.

Theo Phật sử Nam truyền, Tôn giả Sīvali được xưng tôn là đệ nhất tài lộc vì hình ảnh của Ngài gắn liền với sự đầy đủ, sung túc, tài lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, công việc thuận buồm xuôi gió...

Trải qua nhiều công đoạn từ tạo khuôn đất, lên màu hoàn thiện mẫu khuôn cho đến các giai đoạn đổ khuôn sáp, đúc đồng nguyên khối, hình tướng ngài Sīvali hiện lên ấn tượng, nhiệm mầu.

“Nhìn lại lịch sử khắc họa hình tượng ngài Sīvali rất đa dạng, khi thì được khắc trong tư thế đứng, khi thì được thể hiện trong tư thế ngồi, bên người kèm theo rất nhiều vật dụng như bát khất thực, cây dù, chiếc quạt, gậy chống, chiếc giỏ,... nhưng trang nghiêm nhất vẫn là hình tướng Ngài tĩnh tọa trên tòa báu, tay cầm bình bát, ban tài lộc no đủ cho tất cả chúng sinh”, các nghệ nhân chia sẻ.

Tôn tượng Tôn giả Sīvali
Tôn tượng Tôn giả Sīvali

Theo các chuyên gia, tôn tượng được đúc hoàn thiện bằng đồng vàng cao cấp, hàm lượng đồng trong hợp chất lên tới trên 65%, độ bền sản phẩm cao, bề mặt mịn, dễ dàng bảo quản và không bị biến dạng theo thời gian và thời tiết.

Toàn thân tượng được sơn một lớp sơn nước chịu nhiệt cao và đánh bóng bề mặt để tăng khả năng chịu lực, gia tăng độ bám dính với các lớp sơn lót nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi sự oxy hóa. Toàn thân tượng được phun sơn bột ngọc trai màu vàng làm màu da nhằm tạo nét đầy đặn và trang nghiêm trên khuôn diện Tôn giả Sīvali. Toàn bộ y áo của Ngài và tòa báu được thếp vàng lá.

Được biết, các nghệ nhân đã thếp thủ công từng lá vàng ròng 98 lên thân tượng một cách tỉ mỉ và tinh xảo, xử lý kỹ càng những vết nối giữa các lá vàng để đảm bảo cho bề mặt tượng được nhẵn bóng. Để hoàn thiện, tượng ngài Sīvali được đặt vào khu vực phòng sạch, sử dụng vòi phun nhiệt độ thấp chuyên dụng và tiến hành phun màng bảo vệ tổng thể.

Các dự án kiến tạo những tôn tượng độc bản trước đây như Đức Bổn Sư Thích Ca, Bồ-tát Quán Tự Tại, Tổ Thiện Phước, Ma-lợi-chi Thiên… cũng tuân thủ quy trình nghiêm ngặt như vậy, cùng với bàn tay khéo léo, chuyên môn cao của các nghệ nhân hàng đầu trong lĩnh vực tạo tác tượng đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật để thờ phụng, chiêm bái, khơi gợi lòng tôn kính nơi Phật tử mười phương…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Kiềm chế các căn

GNO - Kiềm chế các căn có nghĩa là đảm bảo rằng chúng hòa hợp với các đối tượng của chúng.
Chuông chùa từ vỏ bom, hình ảnh đầy suy nghiệm về chiến tranh và hòa bình - Ảnh: L.Đ.L

Chiến tranh và hòa bình

GNO - Lâu rồi tôi mới thấy lại chiếc chuông quen thuộc - vốn là vỏ của một quả bom - được sử dụng làm đại hồng chung, đúng nghĩa của pháp khí thiền gia, dùng để thức tỉnh nhân sinh, vạn loại tìm về con đường tỉnh thức.

Thông tin hàng ngày