Không gian tâm linh tư gia

Không gian Văn hóa - Nghệ thuật - Tâm linh “Song Đức Mãn Đường” do Diệu Tướng Am thiết trí
Không gian Văn hóa - Nghệ thuật - Tâm linh “Song Đức Mãn Đường” do Diệu Tướng Am thiết trí
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống tốt đẹp của người việt. Đó chính là một trong những cách để tri ân, báo hiếu. Phật giáo du nhập vào nước ta càng làm cho truyền thống hiếu ân này thêm tỏ rạng, phát huy đúng đắn, tốt đẹp hơn.

Tưởng nhớ để sống lành

Nói về phong tục thờ cúng tổ tiên và tuệ giác của đạo Phật, Thiền sư Nhất Hạnh từng chia sẻ: “Trong nhà của chúng ta, thường thiết lập bàn thờ tổ tiên vào vị trí trung ương vì chúng ta muốn tôn vinh tổ tiên. Dù cho nhà của chúng ta là nhà tranh vách nứa thì chúng ta cũng đặt bàn thờ tổ tiên vào vị trí trung ương. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta có niềm tin nơi tổ tiên, giai đoạn này rất là quan trọng. Sự kiện thiết lập một bàn thờ tổ tiên trong nhà là một hành động giáo dục rồi”.

Theo Thiền sư Nhất Hạnh, mỗi người đều có gốc, có nguồn và chúng ta đã tiếp nhận được những giá trị lớn lao từ gốc, từ nguồn - là tổ tiên của mình. Do vậy, sự có mặt của bàn thờ tổ tiên trong nhà không phải là dấu hiệu mê tín mà là một biểu hiện sống động của tri ân.

Bàn thờ ông bà được đặt ở nơi trang trọng nhất cũng bởi lẽ, đó là nguồn cội - nơi tưởng nhớ đấng sinh dưỡng - mà mình chính là sự tiếp nối. Không phải tự nhiên đạo Phật đi vào nước ta và nhanh chóng được tiếp thu, có thời kỳ trở thành quốc giáo. Lý do là vì tinh thần hiếu đạo được đề cao trong lời Phật dạy hòa hợp với truyền thống dân tộc, vốn xem trọng tinh thần tri ân báo ân.

“Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rõ trong tín tâm thờ cúng tổ tiên, bởi không có ông bà tổ tiên thì làm gì có mình. Nhớ ơn tổ tiên ngoài thờ phụng trang nghiêm bằng hình thức thì còn là cách để nhắc mình sống thiện lành, giữ tâm ý, hành vi tốt đẹp trong đời sống hàng ngày.

Tất nhiên, chính không gian thờ cúng ông bà tổ tiên trang nghiêm cũng góp phần bảo hộ tâm ý của con cháu. Mỗi khi bước vào không gian thờ thanh tịnh liền chỉnh trang từ hình thức bên ngoài đến tâm ý bên trong. Đó chính là cách quay về nẻo thiện, một cơ hội gìn mình.

Không gian Văn hóa - Nghệ thuật - Tâm linh “Song Đức Mãn Đường” do Diệu Tướng Am thiết trí

Không gian Văn hóa - Nghệ thuật - Tâm linh “Song Đức Mãn Đường” do Diệu Tướng Am thiết trí

Trang nghiêm “Song Đức Mãn Đường”

Hình thức thờ cúng Tam bảo kết hợp với thờ cúng tổ tiên đã đi vào nét văn hóa bài trí không gian thờ của người Việt, phát huy thành nghệ thuật. Như đã nói, ở tư gia, bàn thờ Phật và gia tiên luôn được bài trí ở nơi trang trọng, dễ nhìn thấy nhất.

Lý giải điều này, Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ nhiều lần chia sẻ, rằng “bài trí trang trọng nhằm thể hiện tâm thành kính, dễ nhìn thấy để tưởng nhớ, kính lễ, noi gương và học tập”.

Cũng theo báo Giác Ngộ, có nhiều cách thức thờ tự. Theo đó, nếu phòng thờ rộng có thể bố trí “tiền Phật hậu linh”: Bàn thờ Phật ở trước, bàn thờ gia tiên ở phía sau, thấp hơn. Nếu không gian hẹp, có thể thờ “thượng Phật hạ linh”: Bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở dưới (chính giữa hoặc hai bên). Bàn thờ gia tiên phải thấp hơn bàn thờ Phật một bậc.

Ngoài ra, tùy vào hoàn cảnh thực tế của mỗi gia đình mà phương tiện trong việc bài trí thờ tự. Chẳng hạn, bàn thờ gia tiên ở trước bàn thờ Phật (hướng bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên hợp thành một góc vuông). Với cách bố trí này, quý thầy thuộc Tổ tư vấn báo Giác Ngộ cho biết, thoạt nhìn có vẻ như trái với nguyên tắc “tiền Phật hậu linh” nhưng vẫn hợp lý và đúng như pháp. Khá nhiều chùa khi cúng linh cho Phật tử, thiết bàn thờ linh ở chánh điện cũng theo quy cách này.

Trong tinh thần của văn hóa thờ cúng nói trên, “Song Đức Mãn Đường” là không gian thờ cúng trang nghiêm được Diệu Tướng Am thiết kế dành cho tư gia. Tùy diện tích và mỹ quan của ngôi nhà mà có thể bố trí “tiền Phật hậu linh” hoặc “thượng Phật hạ linh”. Có một điểm chung của cách bố trí này là bàn thờ Tam bảo bao giờ cũng cao hơn bàn thờ linh - Cửu huyền thất tổ, người thân của gia chủ. Nơi thờ “Cửu huyền thất tổ” có thể có di ảnh hoặc không, với bài vị “Phụng thỉnh Cửu huyền thất tổ tại vị” một cách trang trọng.

Ngoài ra, những bức tượng Phật, Bồ-tát được tạo tác tinh xảo và sơn thếp phù hợp với không gian riêng, theo tín tâm, màu sắc ưu tiên của chủ nhà làm cho không gian thờ phụng trở nên ấm cúng. Nhiều Phật tử sau khi thiết kế gian thờ “Song Đức Mãn Đường” với sự trang nghiêm, đúng pháp, phù hợp với văn hóa, mỗi khi rời nhà hoặc trở về, nơi đầu tiên họ đến chính là không gian tâm linh, thờ Phật cùng ông bà tổ tiên. Khi đó, chỉ cần thắp một nén tâm hương, với khói trầm lan tỏa nhẹ nhàng cũng đủ để gia chủ lắng lại, nhất tâm.

Không gian Văn hóa - Nghệ thuật - Tâm linh “Song Đức Mãn Đường” do Diệu Tướng Am thiết trí

Không gian Văn hóa - Nghệ thuật - Tâm linh “Song Đức Mãn Đường” do Diệu Tướng Am thiết trí

Theo Thiền sư Nhất Hạnh: “Mỗi ngày mình tới bàn thờ tổ tiên, lấy miếng vải để lau bụi, hay là đốt một cây hương để cắm vào lư hương, hành động đó có người cho là mê tín nhưng theo tôi, rất là khoa học, tại vì trong thời gian đốt cây hương thì mình có cơ hội tiếp xúc được với tổ tiên trong từng tế bào cơ thể mình.

Nếu chúng ta tin rằng tổ tiên đang ngồi trên bàn thờ và đợi chúng ta đốt một cây hương cho quý ngài thì đó là mê tín nhưng chúng ta biết rằng tổ tiên không ngồi trên bàn thờ. Bàn thờ chỉ là một biểu tượng cũng như một lá cờ, lá cờ không phải là đất nước, chỉ là biểu tượng thôi. Bàn thờ cũng vậy, trong khi chúng ta đốt một cây hương, chúng ta phải sử dụng năng lượng của niệm, của định và của tuệ thì hành động đốt hương đó mới có giá trị. Đó là giá trị tâm linh và rất khoa học”.

Trong Phật giáo, tứ trọng ân (gồm ân cha mẹ tổ tiên, ân Tam bảo thầy tổ, ân quốc gia, ân vạn loại chúng sinh - NV) mỗi người cần luôn nằm lòng. Có tri ân thì sẽ sống lành. Do vậy, việc kiến tạo không gian tâm linh trang nghiêm thanh tịnh cũng chính là cho mình cơ hội được trở về nương uy đức Tam bảo, ông bà, từ đó khai thông suối nguồn tỉnh thức trong ta.

“Gốc rễ tâm linh xin bồi đắp

Suối nguồn huyết thống nguyện khai thông”

(Thiền sư Nhất Hạnh)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày