Hệ phái Khất sĩ tưởng niệm 18 năm ngày Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh viên tịch

Di ảnh Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh (ở giữa) tại Tổ đường tổ đình Minh Đăng Quang (Vĩnh Long)
Di ảnh Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh (ở giữa) tại Tổ đường tổ đình Minh Đăng Quang (Vĩnh Long)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 15-7, chư tôn đức Tăng Ni các giáo đoàn thuộc Hệ phái Khất sĩ đã vân tập về tổ đình Minh Đăng Quang (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) để tưởng niệm lần thứ 18 Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh viên tịch.
Chư tôn đức các giáo đoàn
Chư tôn đức các giáo đoàn

Buổi lễ có sự hiện diện chứng minh của Hòa thượng Thích Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Giác Giới, Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Tổ chức Lễ tưởng niệm; Hòa thượng Thích Giác Tường; Hòa thượng Thích Giác Dũng, đồng Thành viên Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Giác Minh, Phó Trị sự trưởng Giáo đoàn II, Hòa thượng Thích Giác Minh, Phó Trị sự trưởng Giáo đoàn III, cùng sự hiện diện của Tăng Ni các miền tịnh xá và gần 1.500 Phật tử khắp nơi về tham dự.

Hòa thượng Thích Giác Giới nhắc lại cuộc đời và đạo nghiệp của nhị Tổ Giác Chánh

Hòa thượng Thích Giác Giới nhắc lại cuộc đời và đạo nghiệp của nhị Tổ Giác Chánh

Sau khi đảnh lễ Tam bảo, tưởng niệm Giác linh Tổ Giác Chánh, Hòa thượng Thích Giác Giới thay lời chư tôn đức nhắc lại cuộc đời và đạo nghiệp của nhị Tổ Giác Chánh.

Theo đó, Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh, thế danh Bạch Văn Biện, sinh ngày 1-9-1912 tại làng Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Ngày 1-9-1949, ngài được Đức Tổ sư Minh Đăng Quang cho thế phát xuất gia, với pháp danh Giác Chánh.

Chư Tăng tham dự lễ tưởng niệm

Chư Tăng tham dự lễ tưởng niệm

Bấy giờ, giáo pháp Khất sĩ đã được phát triển mở mang sâu rộng, chẳng những tại Sài Gòn, Gia Định mà các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ… đều có hình bóng nhà du tăng Khất sĩ hóa duyên hành đạo. Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam được hình thành. Tăng chúng và Ni chúng được Tổ sư thâu nhận xuất gia có được hàng trăm vị. Tịnh xá xây dựng được khoảng 20 ngôi.

Ngày rằm tháng 7-1953, trong ngày Đại lễ Vu lan - Tự Tứ, có sự hiện diện đông đủ chư Tăng Ni, Tổ sư Minh Đăng Quang đã có lời phân định, giao trách nhiệm Thượng tọa Giác Chánh thay thế hướng dẫn đoàn du Tăng đi hành đạo. Sau khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (1-2-Giáp Ngọ), Tăng Ni, Phật tử hệ phái tôn xưng ngài là Đức nhị Tổ, có trách nhiệm kế thừa, lãnh đạo tinh thần tập thể Hệ phái Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Việt Nam.

Ni giới các miền tịnh xá về tham dự

Ni giới các miền tịnh xá về tham dự

Các năm 1956, 1958, 1961, Thượng tọa nhị Tổ Giác Chánh cùng với Trưởng lão Giác Tánh, các Thượng tọa pháp sư: Giác Như, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý…; Ni giới có Ni trưởng Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Ngân Liên, Trí Liên… đã tinh tiến hành đạo, hình thành các giáo đoàn Tăng, Ni Khất sĩ, thành lập thêm hàng trăm ngôi tịnh xá đạo tràng, thu nhận hàng ngàn đệ tử xuất gia và chục vạn tín đồ Phật tử.

Từ năm 1961-1962 đến 1975, ngài hướng dẫn chư Tăng đi hành đạo qua nhiều làng mạc, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ cho đến ngày già yếu.

Phật tử chiêm bái xá-lợi đức Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh

Phật tử chiêm bái xá-lợi đức Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh

Được biết, Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh an nhiên viên tịch vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 17-6-Giáp Thân (nhằm ngày 2-8- 2004). Trụ thế: 93 năm, 53 Hạ lạp.

“Nối truyền chánh pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang, cuộc đời đức nhị Tổ Giác Chánh luôn thực hiện nghiêm túc việc trì giới phạm hạnh thanh tịnh, giữ đời sống tri túc thiểu dục, là tấm gương sáng cho Tăng Ni hệ phái Khất sĩ noi theo”, Hòa thượng Thích Giác Giới cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày