Lòng từ của Đức Phật được tái hiện trong nhà hát Nepal

Lòng từ bi sâu sắc của Đức Phật, với những phân khúc về cuộc đời của Ngài đã được kịch hóa một cách khéo léo, truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho người xem
Lòng từ bi sâu sắc của Đức Phật, với những phân khúc về cuộc đời của Ngài đã được kịch hóa một cách khéo léo, truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho người xem
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Không hề thiếu những tài nguyên và cảm hứng cho người muốn làm sân khấu khi họ hướng đến những chủ đề Phật giáo trong các tác phẩm của họ.

Liên hoan Sân khấu Phật giáo lần thứ 3 được tổ chức tại Nhà hát Dabali (Rastriya Nachghar), Kathmandu dưới sự hướng dẫn của giám đốc và những người làm ở Nhà hát Puskar Gurung.

Nhiều khán giả sau khi tham dự lễ hội này khởi lên thắc mắc là tại sao những người biên kịch ở Nepal lại quan tâm đến những chủ đề xung quanh Đức Phật. Ngoài ra, nhiều câu hỏi khác cũng được đặt ra ở đây: tại sao họ lại chọn mô-típ Đức Phật cho loại hình nghệ thuật kịch này. Bài viết này sẽ cố gắng giải mã ý nghĩa của các lễ hội sân khấu Phật giáo và những quan điểm khác nhau từ việc tham gia vào các buổi biểu diễn có chủ đề xoay quanh Đức Phật.

Phương thức hoạt động của nhà hát khác với những nơi tổ chức lễ hội Phật giáo khác vào các thời điểm nhất định trong năm. Vườn Lumbini và kinh thành Kapilavastu là nơi đầu tiên ghi dấu những bước chân cao quý vào ngày Đản sinh của Ngài. Tại Nepal, Hội nghị Phật giáo đầu tiên được tổ chức vào tháng 11-1956 và cũng là lần thứ tư diễn ra “Hiệp hội Phật tử Thế giới” (WFB). Sở dĩ Nepal được chọn làm nơi tổ chức các hoạt động này là vì đây là quê hương của Đức Phật, nơi đánh dấu một sự kiện trọng đại và thiêng liêng của nhân loại.

Những hội nghị quan trọng như thế này thường không được nhắc đến trong các câu chuyện Phật giáo của Nepal. Nhưng ca khúc mà nhà thơ và cũng là ca sĩ Dharmaraj Thapa trình bày tại đây vẫn mang một sức sống mới và âm hưởng sáng tạo của Phật giáo.

May mắn là chúng ta có thể tìm và nghe bài hát tuyệt vời này với tựa đề Janmecha Buddha Nepalma (Mừng ngày khánh hỷ, Đức Phật đản sinh ở Nepal) bằng giọng hát du dương của anh ấy. Bài hát này do anh tự sáng tác với nội dung là một tuyệt tác thơ mô tả hình ảnh dãy Himalaya và cuộc sống đa dạng của người dân vùng đất này, đồng thời tạo nên một bản giao hưởng vĩ đại của tình yêu thương, niềm tin, lòng trắc ẩn và sự giải thoát của những người con Phật.

Tinh thần đó là nền tảng căn bản của những cuộc liên hoan sân khấu được tổ chức trong nhiều năm qua. Liên hoan sân khấu năm nay đề cập đến chủ đề tương tự bằng cố gắng tái hiện lại cho khán giả thấy được lòng từ bi sâu sắc của Đức Phật, với những phân khúc về cuộc đời của Ngài đã được kịch hóa một cách vô cùng khéo léo và truyền được nguồn cảm hứng vô cùng mạnh mẽ cho người xem.

Vài phân đoạn nổi bật như Chandalika, Ba nhà sư cười, Paschatap và Amrapali đủ để nói lên mô-típ mà các giám đốc nhà hát đã chọn để trình diễn. Đây là những chủ đề đặc biệt quen thuộc rút ra từ cuộc đời của Đức Phật. Tác phẩm kinh điển của nhà thơ Ashva-ghosha ở thế kỷ thứ nhất có tựa đề Cuộc đời của Đức Phật (2008) cũng là một trong số đó. Nhà thơ, đồng thời là nhà triết học Ashva-ghosha chiếm một vị trí quan trọng trong khu vực này trước khi nhà viết kịch tiếng Phạn Kalidasa của thế kỷ thứ V tạo ra trở nên nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đối với người dân Nepal.

Các màn trình diễn về Đức Phật trên sân khấu dựa trên những câu chuyện được rút ra từ nhiều bản kinh văn Phật giáo khác nhau. Đây được xem là một công việc rất thú vị. Một câu chuyện vừa hiện thực vừa hư cấu về cuộc đời và lời dạy của Đức Phật có tựa đề Đường xưa mây trắng (1991, 2022) do thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh viết.

Khi chúng tôi, những nhà biên kịch, tìm đến Đức Phật, phương pháp, và những yếu tố thi ca liên quan đến cuộc đời của Ngài để sử dụng cho các rạp hát, chúng tôi phải xây dựng và phát triển các cách thức biểu diễn cho riêng mình. Đó thực sự là một thách thức thú vị nhưng mạnh mẽ và đầy quyết đoán của các nhà dàn dựng kịch bản.

Liên hoan Sân khấu Phật giáo là một quá trình liên tục và là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp giữa ý tưởng và hiệu suất. Thảo luận về việc lựa chọn chủ đề về Đức Phật để trình diễn đã diễn ra sôi nổi ở ngày cuối cùng của lễ hội. Trong hội thảo do Tiến sĩ Bal Bahadur Thapa tổ chức cho tập đoàn văn hóa của Nhà hát Dabali và được điều hành bởi Tiến sĩ Sachin Ghimire, các bài báo cáo đã được trình bày để chỉ ra cả những mặt hạn chế và tiềm năng của các chủ đề Phật giáo một khi được đưa lên biểu diễn trên sân khấu nhạc kịch.

Ngoài ra, Tiến sĩ Punya Parajuli, học giả Phật giáo nổi tiếng và là nhà Tây Tạng học, đã mô tả Công chúa Bhrikuti của Nepal đã xuất hiện như thế nào trong phim truyền hình Tây Tạng. Chủ đề về cô trở thành một chủ đề đặc trưng và có thể được tái hiện thông qua biểu diễn nghệ thuật và sân khấu.

Hơn thế nữa, những buổi thảo luận và thuyết trình về những chủ đề của các tác phẩm rất đa dạng và phong phú. Nội dung của chúng cũng vô cùng đặc sắc, ấn tượng và thu hút người nghe. Một số bài nổi bật như “Đang ở trong Luân hồi: Một bài đọc Phật giáo về những lời độc thoại của Hamlet” của Tiến sĩ Shiva Rijal; “Mở rộng tầm nhìn của tinh thần dân tộc: Câu chuyện về một Bauddha Bihar đơn độc” của Tiến sĩ Bal Bahadur Thapa; “Lòng từ bi của Đức Phật trong Buddhacarita của Aśvaghoṣa” của Sanjaya Shakya; “Thực hành lòng từ bi ở Tiji: Màn trình diễn Phật giáo ở Mustang” của Umesh Regmi…

Tại sự kiện lần này, kinh nghiệm về việc chọn đề tài Phật giáo để viết kịch cũng được chia sẻ một cách cởi mở. Từ việc đưa ra các ví dụ về các vở kịch của chính mình, tác giả đã cố gắng chỉ ra rằng khía cạnh thi ca của Phật giáo và chủ đề về lòng từ bi của Đức Phật có thể tạo nên một buổi nhạc kịch đặc sắc và khơi gợi nguồn cảm hứng tâm linh cho rất nhiều người.

Trong lĩnh vực sân khấu, sự sáng tạo rất quan trọng đối với thành công của một buổi diễn. Nhưng đồng thời, sự cân bằng giữa mỹ học và thực tiễn đã giúp cho những người biên kịch có được sức mạnh và được dẫn dắt bởi những chủ đề đặc biệt của Phật giáo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày