“Mùi nhớ” - mùi của yêu thương và nuôi dưỡng

Giao lưu ra mắt tập tạp văn Mùi nhớ tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM sáng 28-8
Giao lưu ra mắt tập tạp văn Mùi nhớ tại đường sách Nguyễn Văn Bình, TP.HCM sáng 28-8
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Những câu chuyện kể, ký ức về Mùi nhớ được các tác giả trong tập sách cùng tên chia sẻ trong buổi giao lưu ngày 28-8, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM) gợi lên những điều giản dị dễ thương từ nếp nhà xưa vọng về giúp nuôi dưỡng hiện tại.

Chia sẻ với bạn đọc tại buổi giao lưu, các tác giả có bài in trong ấn phẩm này, giảng viên Nguyễn Hiếu Tín, cũng như nhà thơ Trần Huy Minh Phương đều đặt biệt ấn tượng về mùi hương trầm, gắn với nếp sống tâm linh, dấu ấn nhắc nhở về sự tỉnh thức trong mỗi việc mình làm nơi hiện tại.

Tác giả Nguyễn Phúc Cao Trí (nam) và Như Hiền (giữa) chia sẻ về ký ức mùi nhớ

Tác giả Nguyễn Phúc Cao Trí (nam) và Như Hiền (giữa) chia sẻ về ký ức mùi nhớ

“Trong chúng ta ai cũng đến từ một thứ mùi nào đó, thứ mùi đã dung dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Ấy mà đôi khi cái gì thân thuộc quá thì người ta cũng có xu hướng dễ lãng quên", tác giả Nguyễn Phúc Cao Trí (BTV VOH) tự sự.

Trong sự rộn ràng của mùi nhớ, ở một người sống xa quê, với Như Hiền (tạp chí Văn nghệ TP.HCM) những ký ức mùi nơi cánh đồng làng, mùi rơm rạ, mùi khói bếp, mùi dầu gió… "là những mùi hương, là sợi dây liên kết để tôi quay về nơi thân thuộc và nuôi dưỡng mình mỗi ngày”.

Sách Mùi nhớ, NXB Hội Nhà văn, Mây Thong dong tổ chức thực hiện

Sách Mùi nhớ, NXB Hội Nhà văn, Mây Thong dong tổ chức thực hiện

31 bài viết trong Mùi nhớ, được chia làm 4 phần, gồm: Mùi Tết, Mùi trầm, Mùi Yêu thương và Mùi An lạc. Lật bất kỳ trang Mùi nhớ mỗi người có thể thấy đâu đó bóng dáng của mình và để nhận ra, quá khứ rồi sẽ qua, cái đọng lại trong lòng mình chính là tình thương, giúp ta hun đúc thêm những điều tích cực ngay hiện tại.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày