Ninh Thuận: Bổ nhiệm trụ trì chùa Mông Nhuận đến Sư cô Thích nữ Chơn Nhã

Sư cô Thích nữ Chơn Nhã nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Mông Nhuận
Sư cô Thích nữ Chơn Nhã nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Mông Nhuận
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 29-4, Ban Trị sự GHPGVN H.Ninh Phước tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì và đặt đá xây dựng chánh điện chùa Mông Nhuận (xã Phước Hữu, H.Ninh Phước).
Chư tôn đức chứng minh, tham dự

Chư tôn đức chứng minh, tham dự

Thượng tọa Thích Hạnh Luân, Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Ninh Phước, Trưởng ban Tổ chức thay mặt ban tổ chức phát biểu khai mạc nêu cao chí nguyện dấn thân phụng sự của hàng trưởng tử Như Lai. Sơ lược về lịch sử hình thành ngôi già lam Mông Nhuận.

Theo đó, vào thời vua Tự Đức, hai chị em sư nữ là Nguyễn Thị Lý và Nguyễn Thị Thắng, cùng bà con bổn đạo Phật tử nhân dân trong làng tạo lập ngôi chùa bằng tranh tre; qua nhiều giai đoạn tu bổ, đến mùa thu năm Thành Thái thứ 7, ngôi Tam bảo Mông Nhuận được hoàn thiện, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh cho bà con địa phương. Năm tháng dần trôi, các đời trụ trì tùy duyên hóa độ.

Sư cô Thích nữ Chơn Nhã dâng lời phát nguyện

Sư cô Thích nữ Chơn Nhã dâng lời phát nguyện

Theo quyết định do Đại đức Thích Thông Ngộ, Phó Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thừa lệnh Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Thuận công bố quyết định Sư cô Thích nữ Chơn Nhã, thế danh Lê Thị Vân, sinh năm 1977, đảm nhiệm trụ trì chùa Mông Nhuận.

Sau khi nhận quyết định bổ nhiệm từ Hòa thượng Thích Hạnh Thể, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh, sư cô tân trụ trì dâng lời phát nguyện khắc cốt ghi lòng về bản hoài tâm nguyện của người con Phật dấn thân phụng sự cho đạo pháp, nghiêm trì giới luật đã thọ, làm tròn nhiệm vụ của sứ giả Như Lai, hoằng pháp độ sanh, thực hiện đúng tinh thần Hiến chương GHPGVN, Quy chế Ban Tăng sự T.Ư, nội quy Ban Trị sự tỉnh và luật pháp của Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).
Buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo Q.Bình Thạnh, vào ngày 21-6

Một lòng tri ân

GNO - Ngày 21-6 vừa qua tại chùa Dược Sư (P.11), Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh (cũ) đã tổ chức buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo quận nhà kể từ khi thành lập đến khi đồng loạt dừng hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện từ ngày 1-7.

Thông tin hàng ngày