Thượng tọa Thích Tâm Định (Thanh Hóa): "Cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động từ thiện ở vùng cao"

Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2022-2027 - Ảnh: GN
Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2022-2027 - Ảnh: GN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chương trình chăm lo đời sống cho người dân ở vùng cao cần phải đa dạng hơn nữa, bám sát vào thực tế địa phương để xây dựng các mô hình từ thiện điển hình, góp phần giúp người dân thoát nghèo một cách có hiệu quả.

Công tác từ thiện ở vùng cao chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như con người, văn hóa, giao thông hay nhu cầu thực tế của người dân. Thời gian qua, mặc dù có rất nhiều đoàn, hội, nhóm từ thiện của Phật giáo tổ chức các chương trình từ thiện hỗ trợ bà con ở vùng cao, vùng sâu nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập cần phải giải quyết kịp thời. Chẳng hạn, hiện vẫn chưa có sự kết nối giữa các hội nhóm với nhau để vận động được nguồn lực sẵn có mạnh mẽ hơn; hiện tượng chồng chéo trong các đoàn từ thiện, dẫn tới tình trạng chỗ được nhận quá nhiều, nơi lại quá ít…

Hướng tới Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, tôi mong muốn Giáo hội, đặc biệt là Ban Từ thiện - Xã hội Trung ương quan tâm hơn tới công tác từ thiện xã hội ở vùng cao, làm sao để các hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội được bền vững và hoạt động có hiệu quả, thiết thực hơn.

Thượng tọa Thích Tâm Định trao nhà "Đại đoàn kết" đến người dân tỉnh Thanh Hóa có hoàn cảnh khó khăn

Thượng tọa Thích Tâm Định trao nhà "Đại đoàn kết" đến người dân tỉnh Thanh Hóa có hoàn cảnh khó khăn

Giáo hội cần nhân rộng quỹ từ thiện, kết nối nguồn từ nhiều hoạt động để đảm bảo thường xuyên tổ chức các chuyến từ thiện đến bà con vùng sâu, vùng xa. Chương trình chăm lo đời sống cho người dân ở những vùng này cần phải đa dạng hơn nữa và bám sát vào thực tế địa phương để xây dựng mô hình từ thiện điển hình.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng trong các hoạt động từ thiện, Tăng, Ni, Phật tử đứng đầu cơ sở từ thiện - xã hội cần trang bị kiến thức về chuyên môn và am hiểu những quy định của Nhà nước về hoạt động từ thiện xã hội, để tránh vi phạm và gây ra nhiều tai tiếng, làm mất uy tín của Phật giáo trong lòng người dân.

Cuối cùng, tôi cũng mong sao các vị tu sĩ trẻ phát đại nguyện phụng sự chúng sanh, dấn thân hoằng pháp, mang ánh sáng Phật pháp cũng như các điều kiện hỗ trợ kinh tế đến với người dân vùng sâu. Đây là hình ảnh sinh động nhất cho việc ứng dụng Phật pháp vào đời, góp phần vào việc gắn kết mọi thành phần trong xã hội, tạo nên sự đoàn kết trong lòng dân tộc. Có như vậy, Phật giáo chúng ta mới thực sự hoàn thành sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc được.

Hướng đến Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, từ 27 đến 29-11-2022 tại Hà Nội, mỗi ngày Giác Ngộ Online sẽ giới thiệu các ý kiến, đóng góp xây dựng của chư Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu đối với các lĩnh vực hoạt động của Giáo hội.

Tổng hợp các ý kiến, phát biểu thiết thực sẽ được đăng trong ấn phẩm Báo Giác Ngộ số đặc biệt chào mừng Đại hội, dự kiến phát hành ngày 18-11-2022.

Mọi ý kiến, bài cộng tác xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, chủ đề thư điện tử xin viết: “Hướng về Đại hội IX GHPGVN”. Bài viết xin ghi thông tin địa chỉ, số điện thoại liên lạc và ảnh chân dung tác giả để tiện cho liên lạc khi cần trao đổi và minh họa theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày