Chè đậu xanh - Đậu xanh hạt rửa sạch, nấu như canh, sau đó lọc bã, để nguội, thêm một chút đường phèn vào cho vừa đủ độ ngọt, thanh. Nước đậu xanh còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, chống cảm nắng. - Pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, cho thêm đường vào uống mỗi ngày, có tác dụng giải khát, thanh nhiệt. - Sau khi đội nắng ngoài đường về, nên uống một ly nước dưa hấu nguyên chất. Nước dưa hấu cũng có thể chữa khỏi chứng miệng luôn khô đắng. - Lá khế và lá chanh giã chung, vắt lấy nước cho người bị cảm nắng uống, sẽ khỏi. Trà mướp đắng (khổ qua) - Khổ qua rất có ích. Trái khổ qua rửa sạch, bổ đôi, bỏ phần ruột mang phơi khô, sắc nước uống. Còn khổ qua tươi giã nhuyễn, trộn với đường, vắt lấy nước uống, chữa khỏi nhiệt miệng. - Giã gừng tươi, hẹ và tỏi vắt lấy nước uống, hoặc gừng tươi, lá hương nhu và lá tre tươi. Lưu ý, không dùng một mình gừng tươi để chữa cảm nắng. - Sắc dứa dại uống, chữa được say nắng. - Dưa chuột nấu cháo, thanh nhiệt, chữa miệng khô khát. - Trong mùa nắng nóng, hạn chế uống nước có chất cồn và cà phê để tránh dễ bị mất nước.