Vạn vật hữu linh, vậy ăn chay có ích gì?

Tôi có người bạn nói quan điểm đạo Phật và một số nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ “vạn vật hữu linh”, nghĩa là vạn vật đều có tánh linh, cỏ cây cũng có cảm giác, cũng biết buồn đau. Vậy chủ trương ăn chay của đạo Phật có ích gì?
Tôi có người bạn nói quan điểm đạo Phật và một số nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ “vạn vật hữu linh”, nghĩa là vạn vật đều có tánh linh, cỏ cây cũng có cảm giác, cũng biết buồn đau. Vậy chủ trương ăn chay của đạo Phật có ích gì?
0:00 / 0:00
0:00
GN - Chủ trương ăn chay của đạo Phật có ích gì khi mà vạn vật đều có tánh linh?

GNO - Tôi có người bạn nói quan điểm đạo Phật và một số nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ “vạn vật hữu linh”, nghĩa là vạn vật đều có tánh linh, cỏ cây cũng có cảm giác, cũng biết buồn đau. Vậy chủ trương ăn chay của đạo Phật có ích gì? Là Phật tử thường ăn chay, tôi không biết phải trả lời thế nào? Mong được quý Báo sẻ chia.

(VIỆT ANH, tuetamnghi...@gmail.com)

a tuvan.jpg

Thời hiện đại, ăn chay là xu hướng - Ảnh minh họa

Bạn Việt Anh thân mến!

Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra, cỏ cây cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn, cố tìm cách tự vệ khi bị kẻ thù xâm hại. Ngược lại chúng sẽ phát triển tốt hơn khi được yêu thương, vỗ về chăm sóc, và cả khi được nghe nhạc hay. Tuy nhiên, cơ chế phản ứng của cỏ cây rất vi tế, mắt thường con người không thể nhìn thấy. Trước sự tấn công, cây cỏ không có miệng để la hét, không có chân tay để bỏ chạy hay chống lại. Vì hầu hết chúng ta đều không thấy cây cỏ phản ứng gì nên tha hồ mà nhổ cỏ, hái rau khiến chúng bị tổn hại.

Thực ra, cây cỏ cũng là một dạng sống cần được tôn trọng. Trong giới luật có quy định người xuất gia “không chặt cây, nhổ cỏ” một phần cũng mang ý nghĩa này. Tuy nhiên, đặt vấn đề “vạn vật hữu linh, cỏ cây cũng có cảm giác” rồi liên hệ đến lợi ích của việc ăn chay theo đạo Phật thì thiết nghĩ thật khiên cưỡng.

Đạo Phật chủ trương ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ bi, tăng cường sức khỏe, tránh bớt những liên quan đến sự giết hại động vật làm thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Trong nhiều cách ăn, đối với những mục tiêu đã nói thì ăn chay có những tác dụng tích cực cho việc phát triển trí tuệ và từ bi hơn.

Mặt khác, chúng ta sống thì không thể không ăn. Không ăn động vật thì đã đành, chẳng lẽ thực vật cũng có sự sống rồi nhịn ăn chịu chết? Thành ra, ăn gì mà nhẹ nhàng, ít tạo nghiệp giết hại để sống có ích cho nhân loại và chúng sinh thì vẫn hơn. Nói chính xác, ăn cách gì, chay hay mặn cũng đều liên quan xa gần đến tạo nghiệp giết hại cả. Nhưng chọn cách ăn chay thì nhẹ bớt nghiệp sát và hỗ trợ cho việc tu tập tốt hơn.

Hiểu như vậy rồi, khi ăn chay rau củ quả, người Phật tử cần quán niệm về lòng biết ơn, xem xét đức hạnh, ngăn ngừa tâm tham đắm, xem ăn uống như dùng thuốc để trị bệnh thân thể gầy yếu, nguyện vì đạo nghiệp giải thoát nên mới thọ dụng các thực phẩm này.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày