Phật tử không chỉ là cư sĩ

Kính Phật, trọng Tăng - Ảnh: Pixabay
Kính Phật, trọng Tăng - Ảnh: Pixabay

GNO - Vừa qua, tại buổi họp về nhân sự của Giáo hội, trong danh sách Ban Trị sự ngoài các danh xưng như Hòa thượng A, Thượng tọa B, còn có cư sĩ C. Một vị lãnh đạo có đề xut: Gọi cư sĩ vi nhng người tại gia có công vi Giáo hi, còn li phi gi là Pht t. Vy phải chăng Phật tử khác cư sĩ?

(THIỆN BẢO, hanhch...@yahoo.com)

Bạn Thiện Bảo thân mến!

Phật tử là danh từ chỉ những người con Phật, các đệ tử Phật nói chung (bốn chúng Tăng, Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ). Thế nên có hàng Phật tử, đệ tử Phật xuất gia (Tăng, Ni) và hàng Phật tử, đệ tử Phật tại gia (nam nữ cư sĩ). Còn cư sĩ là danh từ chỉ riêng các Phật tử tại gia, khác biệt với Tăng sĩ (Tăng, Ni) là các Phật tử xuất gia.

Trong văn bản hành chính của Giáo hội hiện hành, các Phật tử tại gia tham gia Giáo hội được gọi là cư sĩ (ví dụ cư sĩ C thay vì gọi ông C hoặc bà C), còn lại gọi chung tất cả nam nữ cư sĩ là Phật tử. Chúng ta hiện dùng các từ: Phật tử (đồng bào Phật tử, nam nữ Phật tử), cư sĩ (nam nữ cư sĩ), cư sĩ Phật tử (Hiến chương GHPGVN/Bản tu chỉnh lần thứ 5). Tùy theo ngữ cảnh mà Phật tử và cư sĩ có nghĩa giống hoặc khác nhau, tùy theo văn bản hành chính hay văn nói thông thường mà sử dụng danh từ cư sĩ hay Phật tử.

Cư sĩ hay Phật tử đều có công với Giáo hội. Thiết nghĩ, không nên mặc định “Gọi cư sĩ với những người tại gia có công với Giáo hội, còn lại phải gọi là Phật tử”.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày