Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Các bộ phận trên bông hoa sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen...
Ướp trà sen
Ướp trà sen
Chè hạt sen
Chè hạt sen

Sen có rất nhiều tác dụng và ý nghĩa trong ẩm thực. Hoa sen ở hồ Tây (Hà Nội) có tiếng thơm từ lâu, nhụy sen sau khi được lấy ra từ những bông sen tươi phải mang về ngay ướp với trà để giữ mùi hương. Vì thế, trà sen Hà Nội được nhiều du khách biết tới. Ngoài ra, sen hồ Tịnh Tâm của cố đô Huế ngày xưa còn được dùng để ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy là lúc trời đất đang giao hoà, hương còn rất đượm. Trà được đặt vào trong lòng hoa rồi dùng dây buộc lại, ép không cho hoa nở ra, để qua hết đêm trà sẽ hấp thụ toàn bộ hương sen. Sáng hôm sau thì thu trà, trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng.

Chè sen Huế với hạt sen tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, xoi tim rồi đem chưng cách thủy, chưng với đường phèn thì hương mới thơm. Chè sen được múc trong bát cổ men sứ màu xanh nhỏ như "mắt trâu", chỉ độ dăm bảy hạt sen vàng nở lươm tươm. Trong các dịp lễ tết, chè sen là món quan trọng gần như không thể thiếu.

Cơm hấp lá sen
 
Cốm được gói bằng lá sen
 

Bên cạnh đó, hoa sen còn được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn cung đình nổi tiếng xưa nay như món yến nấu sen, cơm sen cung đình, vịt hấp hoa sen... Chẳng hạn như món vịt hấp hoa sen thì người ta chọn vịt tơ, mập căng da, làm sạch, dùng rượu và gừng xát trong, ngoài khử mùi, ướp ngũ vị hương cùng muối, tiêu, hành, tỏi cho thấm. Lót dưới xửng vài lớp cánh hoa sen và phủ kín vịt cũng bằng cánh hoa. Dùng lửa than hấp vịt độ hơn tiếng đồng hồ, vịt chín mềm, mang ra ăn với cánh hoa đã chín nhừ. Như thế, bao nhiêu hương thơm của hoa đều ngấm hết vào từng sớ thịt vịt. Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn từ sen mang nhiều hương sắc và hương vị đậm đà.

Và nếu ra các tỉnh miền Bắc bạn còn cảm nhận được mùi thơm nhẹ dịu từ lớp lá sen già chuyên dùng để gói cốm. Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và thơm lâu hơn khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi. Hương thơm dìu dịu của lá sen hoà quyện với hương cốm là một sự kết hợp tuyệt vời mà bạn sẽ không bao giờ quên khi được thưởng thức.

Ngoài ra, sen còn có tác dụng chữa bệnh. Nếu bị say nắng, dùng lá sen tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước rồi uống với nước đun sôi để nguội. Khi cơ thể bị suy nhược thì hãy dùng củ sen tươi nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều. Phụ nữ muốn làm đẹp nhan sắc thì lấy cánh hoa sen, ngó sen và hạt sen lượng mỗi thứ bằng nhau, phơi khô tán nhỏ, uống ngày 3 lần...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?
[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...

Thông tin hàng ngày