Họa sĩ Lê Thiết Cương với mong muốn góp phần làm đẹp ấn phẩm kinh Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng

Quyển kinh "Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng" (Hòa thượng Thích Tuệ Hải dịch - Thiết kế mỹ thuật: Họa sĩ Lê Thiết Cương)
Quyển kinh "Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng" (Hòa thượng Thích Tuệ Hải dịch - Thiết kế mỹ thuật: Họa sĩ Lê Thiết Cương)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 5-10, họa sĩ Lê Thiết Cương đã tổ chức Lễ ra mắt quyển kinh Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng (Hòa thượng Thích Tuệ Hải dịch) do mình thiết kế và triển lãm những bức tranh phụ bản.
Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ tại sự kiện

Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ tại sự kiện

Chia sẻ về nhân duyên để thiết kế quyển kinh này, họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết, ông đọc kinh từ bé, nhưng đến tháng 6 vừa qua, trong một kỳ nghỉ trên núi Ba Vì, ông cùng với Phật tử Bình Nhi đã cùng tụng các thời kinh Phổ môn, Ngũ bách danh, Dược Sư, Địa Tạng. Sau khi tụng kinh xong, ông cảm thấy có sự khác lạ ở trong lòng, nên ngay buổi chiều đó, ông đã ngồi vẽ 11 bức tranh.

"11 bức tranh trong triển lãm này, có 9 bức tôi trích những câu trong Địa Tạng kinh để chuyển tải ý thành tranh. Đó là những câu mà tôi đọc nhiều lần và rất tâm đắc. Tôi cũng đã đưa những bức tranh đó vào quyển kinh Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng, do Hòa thượng Thích Tuệ Hải dịch.", họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ.

Quyển kinh Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng do họa sĩ Lê Thiết Cương in mỹ thuật - Ảnh: T.Điểu
Quyển kinh Bản nguyện của Bồ-tát Địa Tạng do họa sĩ Lê Thiết Cương in mỹ thuật - Ảnh: T.Điểu

Họa sĩ cũng cho biết thêm, với quyển kinh này, ngoài nội dung chuẩn, hình thức mỹ thuật, ông còn muốn thiết kế sao cho thuận tiện nhất với người đọc tụng. "Ước nguyện của tôi là làm đẹp các cuốn kinh Phật. Trong cuốn sách này, tôi minh họa bằng các bức tranh nghệ thuật mình vẽ. Bên cạnh đó, tôi thiết kế gáy lò so xoắn cho dễ đóng - mở và sử dụng giấy trắng ngà để không bị chói mắt khi tụng lâu.", họa sĩ nói.

Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đánh giá cao công đức của họa sĩ Lê Thiết Cương trong việc in quyển kinh này. "Mong rằng mỗi người khi đọc kinh Phật sẽ thắp sáng lên ngọn đèn minh triết trong tâm, để xua tan sự tham lam, ích kỷ, đố kỵ… nơi chính mình.", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhắn nhủ.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phát biểu

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phát biểu

Được biết, năm 2020, họa sĩ Lê Thiết Cương cũng từng thực hiện cuốn sách Kinh Gốm - kết hợp giữa gốm cổ, kinh Phật và hội họa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày