Tiếng vọng trong tâm hồn xứ sở (ngắm chùa Việt trong tranh Đông Dương)

"Nhìn từ đỉnh đồi", sơn dầu, Lê Phổ (1907-2001)
"Nhìn từ đỉnh đồi", sơn dầu, Lê Phổ (1907-2001)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 27-10-1924, École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine tức Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870-1937).

Ông đồng thời cũng là người đã sáng lập nên ngôi trường này, với sự phụ tá đắc lực của họa sĩ người Việt là Nam Sơn. Bằng nhiệt huyết nghệ thuật và cảm tình đặc biệt với xứ sở Đông Dương, Victor Tardieu cùng với các họa sĩ người Pháp như Alix Aymé, Joseph Inguiumberty, Victor Jules Ésvariste Jonchère,… đã truyền cảm hứng cùng kỹ thuật sáng tạo mới mẻ cho những lứa sinh viên người Việt đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Đây chính là những viên đá móng đầu tiên, để rồi được tiếp nối với các thế hệ thầy trò của ngôi trường này, góp phần xây dựng nên một thời kỳ lộng lẫy trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam mà ảnh hưởng còn kéo dài rất lâu về sau nữa.

Những cái tên như Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Tôn Thất Đào,… đã ghi đậm dấu ấn và tiếng tăm của mình trong nền hội họa nước nhà và còn lan xa hơn nữa.

Điều đặc biệt đó là mặc dù được giáo dục theo phương pháp hội họa của phương Tây, tuy nhiên, cùng sự hướng dẫn, gợi mở từ các vị thầy người Pháp, các thế hệ họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương đã đưa những yếu tố của dân tộc, chất liệu và hồn cốt của xứ sở vào trong tác phẩm của mình. Cũng chính điều đó đã làm nên nét đặc biệt của hội họa Đông Dương.

Thế nhưng, ngược dòng thời gian về trước đó nữa, trước khi ngôi trường mỹ thuật đầu tiên của xứ Đông Dương ra đời, chúng ta còn có thể bắt gặp những “họa sĩ du hành” người Pháp tìm đến Đông Dương. Họ tìm đến vùng đất này ngoài những nhiệm vụ nhất định được giao phó, còn mang theo cả tâm hồn đầy phiêu lưu, xuống tàu từ cảng Marseille, vượt biển để đến một xứ sở với nền văn hóa xa lạ. Và rồi họ đã để lại một di sản đầy sắc màu hoài niệm về vùng đất thanh bình, nơi mà “ngay khi ta có những nỗi buồn lớn nhất trần gian thì ta vẫn buộc phải vui cười” .

Lẫn trong những khung cảnh được các họa sĩ Đông Dương ghi lại bằng cọ vẽ, còn thấp thoáng hình ảnh những ngôi chùa. Có lúc những mái ngói nâu đỏ uốn cong mềm mại nằm lẫn giữa màu xanh cỏ cây, có khi ngôi chùa lại hiển hiện với sắc nâu bình dị giữa làng mạc, bên cạnh một phiên chợ trù phú, ghi dấu những sinh hoạt đời thường của ngôi làng Việt Nam, hoặc trở nên huyền diệu trong sắc đỏ vàng đầy sang cả của một bức bình phong sơn mài, hoặc đôi khi khác hơn là bức chân dung của một nhà sư đang nhiếp tâm tụng niệm.

Dù theo lối biểu hiện nào, hình ảnh chùa chiền hiện lên trong tranh Đông Dương vẫn chất chứa một sự gần gũi đặc biệt. Sự gần gũi ấy, có lẽ biểu hiện nên từ chính vị trí của chính ngôi chùa trong việc tạo tác nên đời sống tinh thần của con người, giữa dòng chảy bất tận của tâm hồn xứ sở.

"Đường lên chùa Thầy", màu nước trên lụa, Trần Duy (1920-2014)

"Đường lên chùa Thầy", màu nước trên lụa, Trần Duy (1920-2014)

"Chùa Láng", sơn dầu, Jean Jacques Rousseau (1861-1911)

"Chùa Láng", sơn dầu, Jean Jacques Rousseau (1861-1911)

"Trong chùa", màu nước trên lụa, Nguyễn Tường Lân (1906-1946)

"Trong chùa", màu nước trên lụa, Nguyễn Tường Lân (1906-1946)

"Chân dung nhà sư", sơn dầu, Lưu Văn Sìn (1905-1983)

"Chân dung nhà sư", sơn dầu, Lưu Văn Sìn (1905-1983)

"Chùa Từ Hiếu", sơn dầu, Tôn Thất Đào (1910-1979)

"Chùa Từ Hiếu", sơn dầu, Tôn Thất Đào (1910-1979)

"Chùa làng giấy ở Hà Nội", sơn dầu, Maurice Ménardeau (1897-1971)

"Chùa làng giấy ở Hà Nội", sơn dầu, Maurice Ménardeau (1897-1971)

"Ngôi chùa", bột màu và màu nước trên giấy, Trần Hà (1911 - 1974)

"Ngôi chùa", bột màu và màu nước trên giấy, Trần Hà (1911 - 1974)

"Chùa Thầy", màu nước trên lụa, Trần Duy (1920-2014)

"Chùa Thầy", màu nước trên lụa, Trần Duy (1920-2014)

"Trong động Huyền Không", sơn dầu, Mai Thứ (1906 - 1980)

"Trong động Huyền Không", sơn dầu, Mai Thứ (1906 - 1980)

"Chùa Thiên Mụ", sơn mài, Nguyễn Gia Trí (1908-1993)

"Chùa Thiên Mụ", sơn mài, Nguyễn Gia Trí (1908-1993)

"Cảnh ngôi chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam", sơn mài, Phạm Hậu (1903 - 1995)

"Cảnh ngôi chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam", sơn mài, Phạm Hậu (1903 - 1995)

"Trong chùa", màu nước trên lụa, Trần Hà (1911 - 1974)

"Trong chùa", màu nước trên lụa, Trần Hà (1911 - 1974)

"Chùa Láng", màu nước, Trần Quang Trân (1900-1969)

"Chùa Láng", màu nước, Trần Quang Trân (1900-1969)

-------------------

1 Jean Tardieu, Thư Hà Nội. Jean Tardieu là con trai của Victor Tardieu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày