Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ (TP.HCM): "Cần quan tâm đến sinh hoạt của các đạo tràng Phật tử"

Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, Phó ban Đào tạo lớp Cao, Trung cấp Giảng sư
Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, Phó ban Đào tạo lớp Cao, Trung cấp Giảng sư
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Là người công tác trong ngành Hoằng Pháp nhiều nhiệm kỳ, Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM đã có những chia sẻ gửi gắm đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027.

Việc tu học của chư Tăng Ni, Phật tử luôn được chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội chú trọng, Ban Hoằng pháp cũng đã kế thừa và có những đổi mới để phát triển trong xu thế hội nhập.

Trong 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, ngành Hoằng pháp đã kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh để thích ứng. Tuy nhiên, theo tôi, vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, vì chỉ áp dụng với một số tầng lớp, không mang tính lan tỏa. Các Phật tử lớn tuổi chưa thích nghi với việc ngồi trước máy tính để tham dự thời thuyết pháp mà không có sự cộng hưởng, tương tác như khi tham gia tu học tại các đạo tràng.

Hiện nay, nhiều đạo tràng đã sinh hoạt và tu tập trở lại. Tuy nhiên, một số nơi, hoạt động của các đạo tràng vẫn còn bỏ ngõ, hoặc Phật tử tham dự không nhiều. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tìm những giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

Xây dựng, củng cố niềm tin cho Phật tử là trách nhiệm của toàn Giáo hội. Mỗi Tăng, Ni ngoài nỗ lực, tinh tấn tu học của bản thân, cũng cần phải quan tâm đến việc phát triển và hướng dẫn các đạo tràng Phật tử tu học nhằm góp phần đẩy mạnh các hoạt động của Giáo hội trên tinh thần “Tứ chúng đồng tu”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày