Indonesia: Đại lễ Vesak tại Thánh địa Borobudur

Đại lễ Vesak tại Thánh địa Borobudur với hàng nghìn chiếc lồng đèn được thả lên trời
Đại lễ Vesak tại Thánh địa Borobudur với hàng nghìn chiếc lồng đèn được thả lên trời
0:00 / 0:00
0:00
GN - Năm nay, các Phật tử Indonesia tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật hay còn gọi là Đại lễ Vesak vào ngày 14 và 15-5 tại ngôi đền Borobudur, một địa điểm mang tính biểu tượng của Phật giáo Indonesia.

Đây là sự kiện được tổ chức trực tiếp đầu tiên của Phật giáo nước này sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Đại lễ năm nay có chủ đề “Con đường trí tuệ hướng tới hạnh phúc đích thực”.

“Thông qua chủ đề này, chúng tôi muốn nhấn mạnh thông điệp rằng chúng ta phải luôn từ bi (đối với mọi người) kể cả trong đại dịch phức tạp vừa qua và chúng tôi hy vọng rằng với lòng từ bi, chúng ta sẽ có thể đạt được hạnh phúc thực sự. Năm nay, các Phật tử từ Walubi và Permabudhi sẽ cùng nhau kỷ niệm ngày Đại lễ Vesak tại ngôi đền Borobudur sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch”, Tanto Soegito Harsono, điều phối viên của sự kiện cho biết.

Walubi là từ viết tắt của Perwalian Umat Buddha Indonesia, hay còn gọi là Liên đoàn Các tổ chức Phật giáo Indonesia. Được thành lập ở Jogyakarta vào năm 1978, mục đích của tổ chức này là thúc đẩy sự đoàn kết của hơn 3 triệu Phật tử tại Indonesia. Permabudhi là Hiệp hội Phật giáo Indonesia, được thành lập vào năm 2018 bởi Tổng thống Joko Widodo và đóng vai trò như một diễn đàn giao tiếp dành cho các Phật tử thuộc nhiều truyền thống khác nhau.

Lễ kỷ niệm trước đó đã diễn ra vào ngày 7-5 tại nhiều địa điểm khác nhau trong cả nước. Các Phật tử đã tham gia các hoạt động tôn giáo ở nhiều khu vực khác nhau của Indonesia.

Borobudur nằm trên đảo Java, là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất thế giới. Được xây dựng vào thế kỷ thứ IX, dưới triều đại Sailendra, công trình này là biểu trưng của kiến trúc theo phong cách Gupta, đồng thời là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với khu vực. Ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi, bên dưới là cánh đồng xanh tươi và những ngọn đồi phía xa. Borobudur đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1991.

Indonesia là quốc gia có số lượng người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với hơn 230 triệu người là tín đồ Hồi giáo trên tổng số khoảng 273 triệu người tính đến năm 2020. Tuy vậy, đất nước này vẫn là một xã hội đa văn hóa, trong đó cả Phật giáo, Công giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo và nhiều tôn giáo khác nữa. Phật giáo đã từng rất hưng thịnh và trở thành quốc giáo trước khi đạo Hồi xuất hiện.

Mặc dù Indonesia được biết đến với sự tự do tôn giáo, nhưng đã có một số trường hợp kỳ thị tôn giáo nổi tiếng trong những năm gần đây, cũng như các vụ bạo lực giữa các tôn giáo và đám đông phá hủy các công trình tôn giáo. Do đó, các nhà chức trách đã chủ trương tăng cường đối thoại và hoạt động giữa các tôn giáo để xây dựng đoàn kết cộng đồng và hòa bình cho cả quốc gia.

Vào tháng 7 năm ngoái, chính phủ đã đưa ra kế hoạch nhằm đảm bảo sự an toàn và thay đổi mục đích sử dụng của ngôi đền như một điểm đến du lịch toàn cầu cho các tín đồ Phật giáo. Nhà khảo cổ Chaidir Ashari của Đại học Indonesia vào thời điểm đó cho biết: “Borobudur có thể chịu chung số phận với những bức tượng Phật Bamiyan ở Afghanistan. Do đó, an ninh tại Borobudur phải được thắt chặt bằng nhiều cách khác nhau. Công trình này là một di tích cổ còn tồn tại cho đến ngày nay. Nếu nó bị phá hủy thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn”.

Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Yaqut Cholil Qoumas tuyên bố rằng chính phủ hy vọng sẽ thúc đẩy các sự kiện sinh hoạt tôn giáo ở đây, và sẽ thu hút được sự tham gia của các Phật tử từ khắp nơi trên thế giới. Đây là điều mà chính quyền có thể thực hiện được như một phần trong nỗ lực nhằm cải thiện tình trạng tôn giáo của đất nước”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày