Kêu gọi khôi phục Di tích Phật giáo Thotlakonda

Khu phức hợp Phật giáo Thotlakonda
Khu phức hợp Phật giáo Thotlakonda
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Các nhà bảo vệ môi trường tại Ấn Độ đang kêu gọi việc khôi phục Khu phức hợp Phật giáo Thotlakonda, một di sản từ thế kỷ III TCN, nằm trên một đỉnh đồi cách thành phố Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh, khoảng 15 km.

Họ yêu cầu bảo tồn khu vực xung quanh rộng khoảng 1.200 hecta và kêu gọi tổ chức Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) điều tra thêm về các di tích Phật giáo khác trong khu vực này.

Sohan Hattangadi, một nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng đến từ Visakhapatnam, cho biết: “Toàn bộ khu vực này nên được giữ gìn và khảo sát, bởi vì có thể tồn tại những di tích cổ trên nhiều phần của đồi Thotlakonda, ngoài những nơi đã từng được khai quật trước đây”.

Di sản Thotlakonda được cho là một trong những tu viện Phật giáo lâu đời nhất ở Ấn Độ. Những cuộc khai quật tại đây đã phát hiện nhiều công trình như bảo tháp, đường đi bằng đá, các tháp cầu nguyện hình tròn, tịnh xá,... Người ta tìm thấy các hiện vật như tiền xu bạc Satavahana từ thế kỷ I-II TCN.

Khu phức hợp Phật giáo Thotlakonda lần đầu tiên được phát hiện trong một cuộc khảo sát trên không của hải quân Ấn Độ khi tìm kiếm vị trí để xây dựng căn cứ quân sự. Di sản này hiện được công nhận là di tích được bảo vệ theo Đạo luật về Di tích cổ đại và Di sản khảo cổ học của Andhra Pradesh năm 1960.

“Di tích này được phát hiện tình cờ vào những năm 1970, trong một cuộc khảo sát trên không để tìm vị trí cho căn cứ INS Kalinga của hải quân Ấn Độ. Các nghiên cứu sau đó của các nhà khảo cổ đã tiết lộ rằng Phật giáo từng phát triển rực rỡ tại khu vực Visakhapatnam khoảng 2.000 năm trước”, Hattangadi chia sẻ.

Đại tháp ở Thotlakonda

Đại tháp ở Thotlakonda

Theo nhà bảo vệ môi trường nổi tiếng và cựu quan chức hành chính EAS Sarma, vào ngày 2-5-1978, chính quyền bang đã thông báo rằng tổng diện tích 3.143 mẫu Anh (khoảng 1.272 hecta) tại Thotlakonda được công nhận là khu di sản Phật giáo và đưa vào danh sách bảo vệ của Sở Khảo cổ của bang. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính hạn chế, cơ quan chỉ có thể khai quật một phần nhỏ trên đỉnh đồi Thotlakonda và để lại khoảng 3.000 mẫu Anh (1.214 hecta) còn lại cho các cuộc thăm dò trong tương lai.

Vào tháng 7-2021, chính quyền bang đã hủy bỏ phần lớn diện tích bảo vệ của Thotlakonda, chỉ giữ lại 49 hecta trên đỉnh đồi, có khả năng là do áp lực từ các hoạt động bất động sản. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc mất mát các chứng cứ khảo cổ quan trọng.

Ông Sarma đã đề xuất chuyển khu di tích này sang sự quản lý của ASI để thực hiện các nghiên cứu phi xâm lấn, sử dụng hình ảnh vệ tinh và các phương pháp địa vật lý nhằm phát hiện thêm chứng cứ khảo cổ học về nền văn minh Phật giáo từng tồn tại ở đây. Những kỹ thuật này đã được áp dụng thành công tại Bodh Gaya, nơi Đức Phật đạt được giác ngộ dưới gốc cây Bồ-đề.

Ông cũng nhấn mạnh rằng các tổ chức chuyên môn của Ấn Độ, như Viện Nghiên cứu Cao cấp Quốc gia, có thể hỗ trợ ASI trong việc này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ cầu siêu chơn linh gần 400 bộ hài cốt được tìm thấy tại phố Tây Sơn

Hà Nội: Lễ cầu siêu tại nơi phát hiện gần 400 hài cốt ở phố Tây Sơn

GNO - Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, sự đồng thuận của chính quyền các cấp, ngày 30-11, tại chùa Bộc (P.Quang Trung), Ban Trị sự TP.Hà Nội cùng Ban Trị sự Q.Đống Đa tổ chức Lễ cầu siêu cho các hương linh tại ngõ 167 phố Tây Sơn - nơi phát hiện hàng trăm bộ hài cốt.
Ảnh minh họa

Cái lõi

GNO - Mục đích và tôn chỉ của đạo Phật là giác ngộ giải thoát, cứu độ chúng sanh. Tâm nguyện của người tu Phật cũng vậy. Đây là chỗ rốt ráo của Phật đạo, cũng là cốt lõi mà Phật Tổ muốn chỉ bày cho tất cả chúng ta. Vậy thì giác ngộ điều gì? Diệu lực nào cho chúng ta giải thoát?
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại TP.HCM, Việt Nam đã được ICDV chọn và thông qua

Đã có logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

GNO - Thông tin với Báo Giác Ngộ chiều nay, 2-12, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam cho biết đã thống nhất chọn logo (biểu trưng) chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Thông tin hàng ngày