Tháng 11 năm 1981, Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt
Đại hội đã bầu Hội đồng Trị sự TƯGHPGVN gồm 49 vị, có 5 vị Ni, 1 nữ cư sĩ, trong đó 2 vị tham gia Ban Thường trực Hội đồng.
Trong các kỳ Đại hội lần thứ II, III, IV, V, và VI đều có tấn phong giáo phẩm cho chư Ni và bầu các vị Ni tham gia trong HĐTS Trung ương, và Ban Thường trực Hội đồng.
Tuy nhiên, mặc dù số lượng Ni chúng đông đảo, nhưng số vị Ni trong HĐTS chỉ có 10%. Hiện nay chưa có vị Ni nào làm Trưởng ban Trị sự tỉnh hoặc thành hội Phật giáo, đây cũng là điều mà Ni giới cần phải suy nghĩ và cố gắng vươn lên.
Ni chúng còn tham gia trực tiếp vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học, nhiều vị là những thành viên các cơ quan đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ,…) và chính quyền (HĐND các cấp) và những giảng viên, nghiên cứu khoa học (ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và tại TP.Hồ Chí Minh).
Năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ năm 1987 trở đi chính sách tôn giáo cởi mở của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho các tôn giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng phát triển vượt bậc, trong đó có Ni giới.
Tới năm 2009, GHPG Việt Nam đã có 5 vạn tu sĩ, nếu trừ khoảng một vạn Tăng sĩ thuộc hệ phái Nam tông, thì số lượng Ni chúng cũng có trên 2 vạn (54%)(2). Đã có hàng trăm vị Ni là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học giảng dạy tại các trường Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học, các lớp Cao đẳng Phật học và tại các HVPG ở ba miền. Hàng nghìn vị Ni là trụ trì các chùa, tự viện (3),…
Việc ra đời một Phân ban Đặc trách Ni giới Trung ương GHPG Việt Nam là một yêu cầu chính đáng và cần thiết.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam đã ký ban hành Nội quy Phân ban Đặc trách Ni giới (PBĐTNG), gồm 4 chương 22 điều. Đây chính là văn bản chính thức thành lập bộ phận phụ trách sinh hoạt, tu học, quản lý cơ sở Ni giới nói chung, lấy tên là Phân ban Đặc trách Ni giới. PBĐTNG, hoạt động nhằm mục đích:
a. Thống nhất lãnh đạo, quản lý Ni giới trong cả nước theo quy định của Hiến chương GHPG Việt Nam, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương và pháp luật Nhà nước.
b. Phối hợp với PBĐTNG các tỉnh, thành hội Phật giáo để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Trung ương Giáo hội và Ban Tăng sự Trung ương giao phó trong việc truyền bá Chánh pháp, chấn chỉnh sinh hoạt của Ni giới và củng cố giềng mối Giới luật Phật chế, Bát kỉnh pháp; quản lý việc sinh hoạt, tu học của các cơ sở Ni giới theo Hiến chương GHPGVN và pháp luật nhà nước.
c. Văn phòng PBĐTNG đặt tại Tổ đình Từ Nghiêm, số 415-417 đường Bà Hạt, quận 10, TP.Hồ Chí Minh, là một bộ phận thống nhất của Văn phòng Ban Tăng sự Trung ương và được sự lãnh đạo của Văn phòng TƯGHPGVN.
Chức năng của PBĐTNG là y cứ Tỳ ni luật tạng, Bát kỉnh pháp, hiến chương GHPGVN, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương để hộ trì việc tu học, hành đạo của Ni giới các hệ phái và sinh hoạt của các tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường (sau đây gọi chung là tự, viện) thuộc Ni giới. Báo cáo với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tăng sự Trung ương nghiên cứu và chỉ đạo giải quyết những vấn đề có liên quan đến PBĐTNG. Đề xuất các dự án, chương trình hoạt động thuộc phạm vi của Phân ban và đệ trình Ban Thường trực HĐTS, Ban Tăng sự Trung ương phê duyệt để thực hiện.
Sau ngày ra mắt PBĐTNG Trung ương, Phân ban Đặc trách Ni giới các tỉnh, thành hội Phật giáo lần lượt được thành lập, đơn cử:
Ngày 26-10-2009, tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh thiếu niên Tp.Nam Định, Thường trực Ban Trị sự THPG Nam Định đã tổ chức lễ ra mắt PBĐTNG tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2009-2012 gồm 25 vị, do NT.Thích nữ Đàm Hiền làm Trưởng phân ban.
Ngày 29-10, tại chùa Bửu Quang - văn phòng BTS đã làm lễ ra mắt PBĐTNG tỉnh Đồng Tháp gồm 15 thành viên, do NT.Thích nữ Như Hoa, trụ trì chùa Phước Hạnh, huyện Cao Lãnh làm Trưởng Phân ban.
Sáng 10-11-2009, PBĐTNG Tỉnh hội Phật giáo Bến Tre đã làm lễ ra mắt với 28 vị do NT. TN.Giác Hạnh làm Trưởng Phân ban nhiệm kỳ 2009-2012.
Ngày 12-11-2009, PBĐTNG TP.Hồ Chí Minh đã ra mắt nhiệm kỳ 2009-2012 tại Nhà Truyền thống Phật giáo thành phố, chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, gồm: 4 vị Ni trưởng trong Ban Chứng minh, 10 vị Ni trưởng trong Ban Cố vấn và Ban Thường trực do NT.Thích nữ Như Châu làm Trưởng Phân ban, NT. Thích nữ Như Hài làm Phó Phân ban Thường trực và 13 vị Phó Phân ban chuyên trách, 50 vị ủy viên và 11 ủy viên dự khuyết,...
Từ nay, Ni đoàn Phật giáo Việt Nam đã có “kim chỉ nam” là bản nội quy nói trên và tổ chức PBĐTNG các cấp để hoạt động. Vấn đề chính bây giờ là sự chèo lái vững vàng của lãnh đạo PBĐTNG và quan trọng hơn, đóng vai trò quyết định là nỗ lực cố gắng cá nhân của mỗi thành viên trong Phân ban.
Sự ra đời của PBĐTNG các cấp sẽ giúp chư Ni giới đoàn kết, gắn bó hơn nữa trong tu học, Phật sự, đáp ứng kịp thời nguyện vọng của chư Ni, Phật tử tại địa phương mình, mà theo chúng tôi có thể lấy chương trình hành động của PBĐTNG TP.Hồ Chí Minh “Phát huy tinh thần đoàn kết - Hòa hợp - Trưởng dưỡng đạo tâm - Trang nghiêm Giáo hội - Phụng sự Đạo pháp và Dân tộc” làm chương trình hành động của Phân ban Đặc trách Ni giới mỗi tỉnh, thành trong cả nước.
Sau khi ra đời, từ ngày 21 - 28-10-2009, PBĐTNG Trung ương do NS.Thích nữ Huệ Từ, Tổng Thư ký Phân ban làm trưởng đoàn, đã đến thăm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, trao 3.030 phần quà gồm lương thực, quần áo, tiền mặt trị giá 1.054 triệu đồng cho hàng nghìn gia đình nghèo bị ảnh hưởng bão lụt. Phân ban tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Nai cũng đi thăm, tặng 1.250 phần quà trị giá 480 triệu đồng cho 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, TP.Đà Nẵng vừa mới trải qua trận bão lụt lớn, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Năng lực của Ni đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét qua Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ XI tại TP.Hồ Chí Minh do PBĐTNG Trung ương tổ chức, được Chính phủ Việt Nam và GHPG Việt Nam bảo trợ bế mạc vào ngày 3-1-2010, sau 7 ngày họp đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với tất cả quý đại biểu trong và ngoài nước. Đây là Hội nghị có quy mô lớn nhất và số lượng đại biểu đông nhất từ trước đến nay. Hội nghị được tổ chức lần này nhằm: Nâng cao lợi ích chung của nữ giới Phật giáo Thế giới; Đẩy mạnh sự hòa hợp và trao đổi giữa các truyền thống Phật giáo, với các tôn giáo bạn; Khuyến khích việc nghiên cứu và xuất bản những chủ đề liên quan đến nữ giới Phật giáo; Thúc đẩy hoạt động từ thiện xã hội để giúp ích cho nhân loại.
Thông qua Hội nghị, hơn 300 đại biểu đến từ 37 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới biết thêm rất nhiều về đất nước và con người Việt Nam, về sự đổi mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; hiểu rõ hơn về Giáo hội Phật giáo Việt Nam - tổ chức duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.
Chủ đề chính của Hội nghị là “Nữ giới Phật giáo lỗi lạc”. Có 57 bài tham luận (46 bài của đại biểu quốc tế và 11 bài do đại biểu Việt Nam trình bày) được đọc tại hội trường chính, tập trung vào các chuyên mục: Nữ giới Phật giáo Việt Nam; Nữ giới Phật giáo Thế giới, Nữ giới Phật giáo và sự lãnh đạo; Những người phụ nữ lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo thời sơ khai; Nữ giới lỗi lạc trong lý thuyết và thực hành; Phụ nữ viết về Phật giáo, Thơ ca và truyền khẩu; Sự giao tiếp trong nữ giới Phật giáo với nhau; Sống thiểu dục là bảo vệ môi trường; Người Phật tử lỗi lạc của thế kỷ XXI; Nữ giới Phật giáo dấn thân vào hoạt động xã hội; Giáo dục Phật giáo qua các nền văn hóa.
Ngoài ra còn có các buổi thảo luận nhóm rất sôi động. Mọi đại biểu đều có cơ hội để tiếp xúc với nhau, chia sẻ kiến thức cho nhau và thông cảm nhau nhiều hơn. Và các buổi thuyết giảng do đại biểu quốc tế và Việt
Hội nghị lần này không những tìm ra những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất để giải quyết những vấn nạn và sự khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra; mà còn đặc biệt tôn vinh những tấm gương tiêu biểu cao quý của giới nữ lưu Phật giáo, tôn vinh những thành tựu, đóng góp đáng kể của nữ giới Phật giáo trong việc phát triển ngôi nhà chung của Phật giáo. Hội nghị này cũng chính là cơ hội tốt cho nữ giới Phật giáo khắp nơi trên thế giới hội tụ và ngồi lại với nhau trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết và hòa hợp, cùng nhau trao đổi và giao lưu giữa các truyền thống văn hóa Phật giáo của mỗi nước, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tu học Phật pháp, đẩy mạnh tinh thần cùng chung sống trong hòa bình, đoàn kết, sự hiểu biết, lòng khoan dung, và sự hợp tác chị em giữa các đệ tử Phật trên khắp thế giới(4).
Rõ ràng, tiềm năng của nữ giới Phật giáo Việt
Đã một thời “mái chùa che chở hồn dân tộc”, chùa là cơ sở văn hóa giáo dục của làng xã, là nơi truyền bá giáo lý đạo Phật. Phật giáo Việt Nam vững mạnh và phát triển là nhờ cơ sở mạnh, mà điều kiện tiên quyết để chùa vững mạnh là phải có người trụ trì giỏi. Thiết nghĩ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần quan tâm, sớm có kế hoạch hợp lý, từng bước giao chùa cho các vị Tăng Ni để họ thi triển nguyện vọng chính đáng của mình.
Chúng ta tin tưởng rằng, với lòng hướng thiện và niềm tin vững chắc vào một tương lai tốt đẹp, với phương châm hành động của GHPGVN: Đạo pháp - Dân tộc - CHXH, Ni đoàn Phật giáo Việt Nam sẽ cùng với toàn thể phụ nữ Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, xứng đáng với lòng tin của Đức Phật và truyền thống của chư Ni tiền bối.