Vùng đất của nhiều truyền thống Phật giáo

Ảnh minh họa của Tricycle Buddhist magazine
Ảnh minh họa của Tricycle Buddhist magazine
0:00 / 0:00
0:00
GN - Ở Mỹ, các truyền thống Phật giáo khác nhau tồn tại trong cùng một quốc gia, thậm chí là cùng một thành phố. Đây thực sự là cơ hội rất quý giá cho Phật tử từ các truyền thống có thể giao lưu và học hỏi lẫn nhau.

Vào đầu những năm 1960, Phật giáo khó mà phát triển tại Bắc Califonia, bởi người Mỹ cho rằng Phật giáo là một tín ngưỡng và hệ thống sùng bái lạ lùng của người châu Á. Tuy nhiên, về sau, mọi thứ đã thay đổi. Phật giáo dần dần được nhiều người biết đến và thực hành theo. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 30 triệu người, tức là hơn một phần mười dân số của Mỹ tự nhận mình là Phật tử. Như vậy, xét về số lượng lẫn sức ảnh hưởng, Phật giáo là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Mỹ.

Một điều thú vị của Phật giáo tại Mỹ là lần đầu tiên trong lịch sử 2.600 năm, tất cả các trường phái của Phật giáo trên thế giới cùng có mặt trong một quốc gia. Ở nhiều thành phố lớn của Mỹ tồn tại nhiều loại hình Phật giáo hơn bất kỳ nơi nào tại châu Á. Ví dụ có gần 100 trường phái Phật giáo khác nhau tại Los Angeles. Đây là một cơ hội hiếm có cho tất cả các Phật tử học hỏi và hiểu nhau hơn.

Theo kinh Hoa nghiêm, mỗi người Phật tử có thể được xem là một viên ngọc. Khi phát nguyện trở thành Phật tử, họ phải quy y Tam bảo, tức ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng. Vì vậy, ta, người và chúng sanh muôn loài liên kết chặt chẽ với nhau giống như những viên ngọc trong mạng lưới vũ trụ rộng lớn, mỗi viên ngọc sở hữu vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài và phản chiếu, tô điểm cho những viên ngọc khác. Một mạng lưới rộng lớn kéo dài vô tận và ở mỗi nút đều có đính một viên ngọc sáng lung linh. Mỗi viên ngọc tự phát sáng, đồng thời cần ánh sáng từ những viên ngọc khác để chiếu sáng. Cũng vậy, các Phật tử từ mọi truyền thống đều cần nhau, giúp đỡ lẫn nhau, liên kết và phụ thuộc vào nhau. Tuy vậy, không có hai viên ngọc nào có thể giống nhau hoàn toàn, mặc dù số lượng thì nhiều vô kể.

Tất cả các giáo lý Phật giáo đều hướng con người đến giải thoát và giác ngộ, để tự nhận ra bản thân mình là một viên ngọc quý. Nhưng các truyền thống khác nhau trình bày chân lý ấy theo những cách khác nhau. Ở Mỹ, có rất nhiều tông phái, nhưng bao gồm 4 nhóm chính.

Nhóm đầu tiên bao gồm cộng đồng người Mỹ gốc Á lớn tuổi. Họ bắt đầu xây dựng chùa chiền vào những năm 1800 và đa số có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Tiếp theo là nhóm Phật tử người Mỹ gốc Á trẻ hơn. Họ là nhưng người nhập cư từ Campuchia, Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan,… Nhóm thứ ba bao gồm những người không sinh ra trong gia đình Phật giáo, nhưng sau này chuyển sang Phật giáo. Họ lấy thiền làm phương pháp tu tập chính, chủ yếu đến từ châu Âu. Nhóm thứ tư là những người Phật tử cải đạo, có phương pháp thực hành chính là tụng kinh. Phần lớn nhóm này có liên kết với Soka Gakkai International.

Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phát triển Phật giáo nhanh chóng tại Mỹ. Thứ nhất, Mỹ coi trọng tôn giáo hơn các nước đang phát triển. Vì tôn giáo đối với họ là điều tốt và cung cấp nền tảng căn bản về mặt tinh thần và đạo đức cho cuộc sống. Hơn thế nữa, xã hội Mỹ có thái độ cởi mở đối với các tôn giáo. Nguyên nhân thứ ba liên quan đến sự thay đổi trong bản chất của tôn giáo ở Mỹ. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người Mỹ bị thu hút bởi tâm linh hơn là những gì thường được gọi là “tôn giáo có tổ chức”.

Ngoài ra, bản chất của Phật giáo cũng phù hợp với suy nghĩ của người dân Mỹ. Phật giáo xem những khó khăn như bệnh tật, mất mát, thất vọng, cái chết là một phần tự nhiên của cuộc sống và không cần phải cố gắng phủ nhận. Đau khổ là điều cần được thấu hiểu, chấp nhận và trở thành bàn đạp để sống một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Hơn nữa, Phật giáo tìm cách nói lên trải nghiệm độc đáo của mỗi cá nhân. Nhiều người Mỹ thích được tự do đặt câu hỏi về các giáo lý tôn giáo và tự trả lời. Phật giáo không chỉ cho phép điều này mà thậm chí còn khuyến khích điều đó. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tâm linh của rất nhiều người, Phật giáo đã trở thành một bộ phận đa dạng về mặt nhân khẩu học và đa diện về bối cảnh tôn giáo tại Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày