Những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Trung Quốc

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1221 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1221 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Phật giáo bắt nguồn từ khoảng thế kỷ thứ V trước tây lịch ở Ấn Độ, và thông qua nhiều cuộc truyền bá, hiện nay, nhiều Phật tử sống ở Trung Quốc. 

Phật giáo Hán truyền, một nhánh lớn của Phật giáo Trung quốc, đã tiếp biến với những hệ thống tín ngưỡng của địa phương, chẳng hạn như Đạo giáo và Nho giáo qua nhiều thế kỷ và hiện được xem là một phần của truyền thống văn hoá Trung Quốc.

Dưới đây là 6 đặc điểm nổi bật nhất của Phật giáo Trung Quốc dựa trên những công bố mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew mang tên “Đo lường tôn giáo ở Trung Quốc”. Báo cáo này phân tích các cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm học giả ở Trung Quốc và dữ liệu về các ngôi chùa Phật giáo đã được đăng ký do Chính phủ Trung Quốc cung cấp.

Phật giáo là nếp sống phổ biến nhất ở Trung Quốc

Mặc dù là một nếp sống ăn sâu vào tiềm thức của người dân Trung Quốc, nhưng có ít người khai trên giấy tờ chính thức mình là Phật tử. Chỉ có 4% người trưởng thành Trung Quốc - khoảng 42 triệu người - được chính thức xác định là Phật tử, theo cuộc khảo sát xã hội quy mô vào năm 2018.

Tuy nhiên, những công nhận chính thức đó không phản ánh được hoàn toàn mức độ của niềm tin và thực hành theo Phật giáo của người dân Trung Quốc. Tại quốc gia này, rất nhiều người xem Phật giáo là lối sống, làm theo những điều Phật dạy và thực hành các pháp môn tu tập nhưng lại không xác định mình là một Phật tử chính thức trên mặt giấy tờ hành chánh. Bởi vì họ thực hành Phật giáo cùng lúc với Đạo giáo cũng như các tôn giáo dân gian. Hơn nữa, họ tin rằng chỉ có các nhà sư mới có quyền tự gọi mình là Phật tử, hoặc cũng có thể vì Phật giáo không yêu cầu Phật tử phải liên kết chính thức.

Một phần ba người trưởng thành Trung Quốc tin vào Đức Phật và Bồ-tát

Đây là kết quả từ cuộc khảo sát của Hội đồng Nghiên cứu Gia đình Trung Quốc (CFPS) năm 2018. Trong Phật giáo Đại thừa, Bồ-tát là một chúng sinh đã giác ngộ và phát nguyện dấn thân vào thế gian để giúp đỡ người khác.

Nhóm này bao gồm 17% người trưởng thành ở Trung Quốc tin vào Phật, Bồ-tát và những vị thần bất tử của các tôn giáo khác. Và có 16% tin tưởng hoàn toàn vào Phật và Bồ-tát.

Tuy nhiên, từ tiếng Trung có nghĩa là “tin vào” được sử dụng trong câu hỏi để khảo sát là xiangxin, từ này mang nghĩa tin tưởng chứ không nhất thiết phải thờ phượng; vì vậy, những người trả lời có thể đơn giản chỉ nói rằng họ tin vào khái niệm Phật hoặc các vị thần Phật giáo khác.

Niềm tin vào các vị thần Phật giáo trở thành tín ngưỡng dân gian

Nhiều người Trung Quốc nói rằng họ tin vào các vị thần Phật giáo có nghĩa là tin vào hình thức tôn giáo dân gian của họ. Ở đây, sự pha trộn các loại tín ngưỡng rất phổ biến, đặc biệt là các tôn giáo truyền thống. Ví dụ, Quan Thế Âm Bồ-tát (tiếng Phạn là Avalokiteśvara) được tôn thờ ở Trung Quốc không những với tư cách là một vị Bồ-tát mà còn là một vị nữ thần theo tín ngưỡng dân gian, là vị thần gia hộ và ban cho người dân sức khỏe, sự sung túc và con cái tùy theo lời nguyện của họ.

Phật giáo gắn liền với Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng dân gian

Ví dụ 35% người trưởng thành Trung Quốc đốt hương dâng lên Phật hoặc các vị thần khác ít nhất mỗi năm một lần và 11% đã thực hiện hành động tâm linh này mỗi tháng một lần, theo khảo sát của CFPS năm 2016. Trong khi câu hỏi này đề cập trực tiếp đến Đức Phật, thì người ta lại hiểu đơn giảng rằng thắp hương là để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với một loạt các vị thần của những tôn giáo khác.

Phật tử Trung Quốc nói chung cũng tán đồng lý tưởng của Nho giáo về lòng hiếu thảo và cũng đã vận dụng một số phương pháp phù hợp như truyền thống thờ cúng tổ tiên và cầu nguyện cho những người đã khuất của Nho giáo.

Đại đa số Phật tử Trung Quốc theo Phật giáo Hán truyền

Phật giáo Hán truyền là một nhánh của Phật giáo Đại thừa đã hòa quyện với các hệ thống tín ngưỡng khác của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Phật giáo Hán truyền được nhiều hoàng đế Trung Quốc xem trọng, đặc biệt là trong triều đại nhà Đường (618-907) và đã giúp cho truyền thống này phổ biến cũng như lan rộng ra khắp cả nước. Hiện tại, hơn tám trong 10 ngôi chùa đã được đăng ký ở Trung Quốc theo Phật giáo Hán truyền.

Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nguyên thủy được thực hành chủ yếu bởi các dân tộc thiểu số tại các vùng sâu vùng xa ở Tây Nam Trung Quốc. Cũng giống như Phật giáo Hán truyền, họ cũng kết hợp với các tín ngưỡng và tôn giáo trong khu vực để tạo ra những bản sắc riêng. Phật giáo Tây Tạng kết hợp với một số đặc điểm của đạo Bon, một tôn giáo truyền thống của Tây Tạng. Hầu hết, các cộng đồng thực hành Phật giáo Nguyên thủy cũng có những khu rừng riêng, nơi đây được xem là ngôi nhà của những vị thần và linh hồn của tổ tiên.

Các hoạt động thờ cúng trong ba nhánh Phật giáo chính bao gồm cúng dường hương hoa, thức ăn, tụng kinh và thiền định.

Phật giáo là một trong 5 tôn giáo được Chính phủ Trung Quốc công nhận

Cùng với đạo Tin Lành, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Đạo giáo, Phật giáo cũng được chính phủ chính thức công nhận ở Trung Quốc. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976), tất cả các tôn giáo đều bị cấm, bao gồm cả những nhánh chính của Phật giáo.

Ngày nay, Chính phủ Trung Quốc thực thi chính sách “Sinicization”, chính sách này đòi hỏi các tôn giáo du nhập từ nước ngoài phải tiếp biến văn hóa và truyền thống của Trung Quốc. Chính phủ nước này cũng tôn vinh Phật giáo Hán truyền vì đã tiếp nhận được Nho giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.
Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày