Phật tử tại gia có được tìm hiểu sách Tỳ-ni và Cảnh sách?

Ảnh: Làng Mai
Ảnh: Làng Mai
0:00 / 0:00
0:00

Tôi là Phật tử tại gia, xin hỏi tôi có được tìm hiểu, học tập hai quyển Tỳ-ni và Cảnh sách thuộc bốn bộ Luật tiểu không?

(NHÂN NHÂN, nhan0776...@gmail.com)

Bạn Nhân Nhân thân mến!

Sách Tỳ-ni có tên đầy đủ là Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu (Những điều nhật dụng thiết yếu của giới luật). Sách do Tỳ-kheo Độc Thể (núi Bảo Hoa) tập hợp. Sách Cảnh sách có tên đầy đủ là Quy sơn Đại Viên thiền sư cảnh sách (Cảnh sách của Thiền sư Đại Viên ở núi Quy).

Sách Tỳ-ni bao gồm các bài kệ và chú tương ứng với các sinh hoạt hàng ngày trong thiền môn. Mỗi khi làm việc gì, trước đọc kệ, sau đó mới làm với sự chú tâm tỉnh giác. Đây là bài học chánh niệm cho người tập sự xuất gia. Sách Cảnh sách nhắc nhở, động viên, khuyến tấn, cảnh tỉnh người mới xuất gia tinh tấn tu hành để gặt hái thành công trên đường đạo.

Tuy hai sách này được xếp vào bốn bộ Luật tiểu nhưng bản chất không phải giới luật. Mặt khác, cho dù giới luật (luật Tỳ-kheo…) thì vẫn mang tính công truyền cho đại chúng chứ không phải bí truyền dành riêng cho hàng xuất gia. Vì thế, người Phật tử, nếu có nhu cầu thì tự do nghiên cứu, học tập hai sách Tỳ-niCảnh sách này.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Quang cảnh Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn tại tổ đình Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm chứng minh Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn lần đầu tiên tổ chức theo khu vực

GNO - Sáng 1-4 (4-3-Ất Tỵ), tại tổ đình Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một) diễn ra Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn lần đầu tiên tổ chức thí điểm theo khu vực cho 5 tỉnh miền Đông: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, do Ban Tăng sự T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức.
Tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Hủy báng Như Lai

GNO - Hủy báng Như Lai là những sự kiện từng xảy ra trong cuộc đời Đức Phật. Những người có oán thù (hoàng hậu Magandiya vợ vua Udena), ngoại đạo ghét ganh (nàng Ciñcā)… từng xúc phạm, hủy báng, mạ lỵ Ngài.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày