Tái hiện khất thực: Làm sai thì sẽ gây phản cảm, để lại hình ảnh xấu dung tục

Đời sống xã hội đã thay đổi ảnh hưởng đến nếp sống của người xuất gia, do đó, việc tái hiện hình ảnh Tăng đoàn thời Đức Phật cần cẩn trọng, nếu không sẽ gây ra sự phản cảm, thậm chí dung tục - Ảnh minh họa trích từ một video quay lại cảnh được cho là "chư Tăng" khất thực... trong mưa!
Đời sống xã hội đã thay đổi ảnh hưởng đến nếp sống của người xuất gia, do đó, việc tái hiện hình ảnh Tăng đoàn thời Đức Phật cần cẩn trọng, nếu không sẽ gây ra sự phản cảm, thậm chí dung tục - Ảnh minh họa trích từ một video quay lại cảnh được cho là "chư Tăng" khất thực... trong mưa!
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong vài năm gần đây, vào mỗi dịp Vu lan, bỗng thấy xuất hiện các hình thức cúng sớt bát, đặt bình bát với thức ăn chứa sẵn hoặc đi khất thực, Phật tử quỳ dâng cúng.

Cúng sớt bát hay tổ chức trì bình khất thực nhằm tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn thời Đức Phật. Việc làm trên nếu đúng pháp sẽ mang đến hình ảnh đẹp, phù hợp với văn hoá Phật giáo. Nhưng nếu làm sai thì sẽ phản cảm, đem đến hình ảnh xấu dung tục.

Các chùa theo truyền thống Nam tông hay Khất sĩ tổ chức lễ dâng y, sớt bát sẽ phù hợp hơn các chùa theo truyền thống Bắc tông.

Nhưng cho dù các chùa Nam tông, Khất sĩ tái hiện dàn dựng thì cũng phải đúng pháp. Có nghĩa rằng chỉ thực hiện đúng thời (vào buổi trưa) không thực hiện phi thời vào buổi chiều, tối.

Và nếu đã sử dụng bình bát thì phải ôm bát khất thực, bình bát kia chỉ nhận thức ăn vừa đủ, không nhận tiền bạc.

Đằng này một số nơi người ta tổ chức cho cúng tiền ngay trong lễ sớt bát. Phật tử mỗi người một phong bì (không biết tiền mệnh giá to nhỏ bên trong bao nhiêu), thay nhau đi quanh một vòng xếp đầy từng đống phong bì trong lễ sớt bát, khi chư Tăng/Ni ra về trong túi quà chứa đầy phong bì trông rất phản cảm.

Nếu Phật tử muốn cúng dàng tịnh tài cho chư Tăng/ Ni tu học thì nên cúng riêng cho chùa trong các buổi lễ khác, không nên đem tiền vào trong lễ khất thực, sớt bát, vì khi xưa Đức Phật đi khất thực chỉ nhận thức ăn mà không nhận tiền.

Trong Tăng chi bộ, Đức Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, có tám sự bố thí của bậc chân nhân. Thế nào là tám? Cho vật trong sạch; cho vật thù diệu; cho đúng thời; cho vật thích ứng; cho với sự cẩn thận; cho luôn luôn; khi cho tâm tịnh tín; sau khi cho tâm luôn hoan hỷ".

Cho đúng thời, cho vật thích ứng trong hoàn cảnh này rất có giá trị. Chẳng hạn chùa nào, vị Tăng nào đang làm việc ích lợi cộng đồng mà đang gặp khó khăn, nhận được sự bố thí (tập phúc) thì ích lợi giúp đạo giúp đời kia càng lớn.

Nếu không theo được đúng pháp khất thực thì tốt nhất cứ theo sinh hoạt tự viện của xã hội hiện đại mà làm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày